logo
endland viet nam
maincontent
Trang chủ Kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội

maincontent

Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế

Cần phải làm song song cả hai việc: Thứ nhất, dập dịch triệt để, ngăn chặn dịch lan rộng;… thứ hai, bảo đảm và phát triển ổn định kinh tế. Chúng ta buộc phải làm song song hai việc này để nền kinh tế không lâm vào tình trạng “vỡ trận”, chứ không phải ưu tiên nhiệm vụ nào trước, nhiệm vụ nào sau.

Trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 lan rộng ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện nay, nhiều giải pháp chống dịch quyết liệt được Chính phủ triển khai như tạm dừng miễn thị thực (visa) cho 8 nước châu Âu từ ngày 12/3, buộc cách ly với các nhóm đối tượng có nguy cơ...

Nhiều ý kiến lo ngại điều này sẽ gây tổn hại tới phát triển kinh tế của Việt Nam, thậm chí đánh mất cơ hội phát triển. Báo Đại biểu Nhân dân đã ghi nhận góc nhìn của các chuyên gia về nội dung này.

Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế

Theo ông Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam: Với dịch bệnh lần này, chúng ta đã huy động tổng lực chống dịch theo tinh thần tuyệt đối của Trung ương là không chủ quan, lơ là nhưng cũng không được hoang mang, dao động.

Hiện dịch diễn biến phức tạp, hơn 100 nước có ca bệnh nên nguy cơ lây lan ở nước ta rất cao. Thực tế, dịch đã ảnh hưởng đến nhiều địa phương nhưng vẫn trong tầm kiểm soát do chúng ta xác định được nguồn lây và tổ chức cách ly, nhưng để dập dịch thành công rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Việc thực hiện khai báo y tế tự nguyện sẽ giúp phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng ổ dịch kịp thời trong trường hợp có ca bệnh, đồng thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Nguyên tắc quan trọng trong phòng dịch là phát hiện dịch bệnh tại chỗ, tổ chức cách ly ngay, dập dịch, khoanh vùng gọn - điều kiện tiên quyết để tránh bùng phát. Thực tế, chúng ta đã làm tốt và được thế giới đánh giá cao. Lúc này, tôi cho rằng quan trọng là chúng ta nâng cao tinh thần chủ động hơn, đưa ra cảnh bảo sớm. Đặc biệt, phải kiểm soát chặt chẽ mọi người đi từ vùng dịch về, ai mắc bệnh, ai nghi ngờ phải kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xứ lý sớm.

Hiện, có ý kiến lo ngại nếu chúng ta làm quyết liệt sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hồi họp Chính phủ tháng 2, quan điểm của Chính phủ là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Tôi cho rằng, chúng ta vẫn đang tiến hành hợp lý ở từng nơi, theo tình hình dịch bệnh cụ thể, số lượng, phạm vi từng khu vực để không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.

Nếu dịch lan rộng, thiệt hại kinh tế còn lớn hơn

Theo ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Cho đến giờ, Chính phủ đã thực hiện rất quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Việc tạm dừng miễn thị thực (visa) với 8 nước châu Âu (gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha) từ ngày 12/3 đã được cân nhắc kỹ.

Không chỉ Việt Nam, các nước cũng thực hiện những biện pháp như vậy để ngăn dịch lan rộng. Có thể nói trong công tác chống dịch hiện nay, chưa có dấu hiệu của sự “làm quá” hay “vỡ trận” gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.

Dịch tác động đến nền kinh tế đã rất rõ, nhiều ngành nghề bị tổn thất lớn, từ hàng không, du lịch, bất động sản, xuất khẩu hàng hóa cho đến các chuỗi cung ứng… Theo dự đoán, trong tháng 3, khi dự trữ vật tư cho sản xuất bị thiếu hụt, tình hình sẽ còn gay gắt hơn chứ không chỉ dừng lại ở mức này.

Trong các cuộc họp chỉ đạo phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm hiện nay là chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe người dân, không để dịch lan rộng. Nếu dịch lan rộng, thiệt hại kinh tế còn lớn hơn. Vì vậy, hãy cứ thực hiện theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ, quán triệt chống dịch bằng các biện pháp quyết liệt và đồng bộ nhất.

Dịch bệnh COVID-19 chỉ là tạm thời, cái giá mà chúng ta đánh đổi trong thời điểm hiện tại sẽ được đền bù bằng lợi ích, bằng sự phát triển kinh tế lâu dài chứ không phải hy sinh vô ích.

Có bao nhiêu “võ” phải tung ra hết

Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng: Trong tình hình hiện nay, chúng ta có bao nhiêu “võ” để khống chế và xóa dịch thì cần phải làm hết mức có thể. Bởi nếu không ngăn chặn được dịch sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của nhân dân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong thời điểm hiện tại, Chính phủ đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể, trong giai đoạn 1 ứng phó với dịch, Việt Nam đã chữa thành công hoàn toàn 16/16 ca nhiễm bệnh. Trong giai đoạn 2 với diễn biến dịch phức tạp, kỳ vọng Chính phủ có thể làm tốt, không để dịch lan ra cả nước.

Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại hơn là dịch bệnh đã lan rộng ra thế giới, và nó trực tiếp tác động đến Việt Nam. Cụ thể, dịch đã tác động đến hầu hết các ngành nghề từ hàng không, du lịch cho đến tiêu dùng, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ở Việt Nam hiện đều “mắc kẹt”.

Do vậy, hiện nay cần phải làm song song cả hai việc. Nhiệm vụ thứ nhất là dập dịch triệt để, ngăn chặn dịch lan rộng, bảo đảm sức khỏe và tính mạng cho người dân. Trách nhiệm này thuộc về Bộ Y tế phối hợp với sự lãnh đạo và dẫn dắt của Chính phủ. Nhiệm vụ thứ hai là bảo đảm và phát triển ổn định kinh tế. Đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng đã khẳng định. Chúng ta buộc phải làm song song hai việc này để nền kinh tế không lâm vào tình trạng “vỡ trận”, chứ không phải ưu tiên nhiệm vụ nào trước, nhiệm vụ nào sau.

Theo Baochinhphu.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

10 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do COVID-19

Tuỳ thuộc vào diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhưng về cơ bản, các biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh COVID-19 xoay quanh vấn đề giảm thuế, phí.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 10 giải pháp đó cần phải được xem xét một cách căn cơ, thấu đáo và phải nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý để hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đang có xu hướng diễn biến phức tạp.

Thứ nhất, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm thực hiện mục tiêu kiếm chế lạm phát để thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng, cố gắng đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra. Đây là nền tảng và định hướng quan trọng nhất cho nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành.

Hai là, tập trung đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh ở tất cả mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực. Rà xét giải quyết sớm các thủ tục đầu tư cho các dự án lớn cả trong khu vực công và tư hay đối tác công tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, huy động mọi nguồn vốn xã hội vào sản xuất kinh doanh.

Quyết không để tình trạng có tiền mà không tiêu được và dự án triển khai chậm trễ chỉ vì thủ tục. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời những vướng mắc gây ách tắc các hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc.

Tiếp tục cải tiến thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, bảo đảm nhanh chóng thuận lợi, đồng thời bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách hợp lý. Giải quyết linh hoạt các thủ tục sau thông quan để hỗ trợ doanh nghiệp hoán đổi mã vật tư nguyên liệu để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, bảo đảm vật tư cho sản xuất kinh doanh, duy trì đơn hàng và công ăn việc làm cho người lao động.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cơ bản. Các ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay, cơ cấu lại các khoản vay đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị tác động mạnh từ dịch bệnh COVID-19 như: Du lịch, dịch vụ, xuất khẩu nông sản, vận tải, dệt may, giày dép… Tập trung ưu tiên các ngành và lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp có tiềm năng.

Bốn là, giãn, hoãn và trình ra Quốc hội kỳ họp giữa năm đề xuất miễn, giảm có thời hạn các khoản thuế và phí phải nộp của doanh nghiệp ở những ngành lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng.

Năm là, giãn tiến độ nộp, giảm tiền thuê đất và mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch cúm.

Sáu là, tạm thời không thu một số loại phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính. Chưa tăng các loại giá các dịch vụ và giá vật tư đầu vào cho sản xuất kinh doanh do nhà nước quản lý. Chưa thu phí C/O từ hoạt động xuất nhập khẩu…

Bảy là, giãn, hoãn và giảm các khoản đóng góp Quỹ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế từ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Cơ quan BHXH nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp chi trả tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc do bất khả kháng từ dịch bệnh COVID-19.

Tám là, khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng không tăng giá dịch vụ, giá cước vận tải, giá vật tư trong thời gian tới và cố gắng giảm giá, cước phí cho doanh

Chín là, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tăng cường kết nối phát triển thị trường nội bộ giữa các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ, tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

Mười là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đa dạng thị trường, khai thác tận dụng các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có EVFTA, CPTPP,…

Trong cái rủi có cái may, việc dịch chuyển của các chuỗi giá trị toàn cầu và dòng chảy thương mại, đầu tư để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, xuyên Đại Tây Dương như CPTPP và EVFTA... đang khơi dậy những động lực và mở ra những không gian mới cho việc đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy tăng tỉ lệ nội địa hóa và nguồn cung ứng từ các thị trường tiềm năng ngoài Trung Quốc và Đông Bắc Á để giảm tình trạng phụ thuộc.

Laodong.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế phát triển và là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam trong những năm tới.

Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung được Chính phủ phê duyệt cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xanh thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 30 - 40%.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: tiêu tốn ít hơn năng lượng sản xuất và giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.

Còn bất cập trong việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Thực tế cho thấy,việc sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây ra nhiều hệ lụy như mất đất nông nghiệp, gia tăng khí thải, hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại cho môi trường. Do đó, vấn đề của ngành xây dựng là phải ưu tiên phát triển các loại vật liệu mới thân thiện môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Số liệu thống kê cho thấy, cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2 m, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp.

Cùng với đó, việc dùng than làm nhiên liệu đốt còn gây ra hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2020, nhu cầu sử dụng gạch nung của Việt Nam khoảng 42 tỷ viên. Nếu đáp ứng nhu cầu này thì sẽ phải tiêu tốn từ 50 – 70 triệu m3 đất, tương đương với khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ khoảng 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường khoảng 23 tỷ tấn CO2.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, mặc dù ngành vật liệu xây dựng những năm qua đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu thân thiện với môi trường của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.

Do các rào cản về khoa học, công nghệ, vật liệu thân thiện với môi trường tại Việt Nam chưa được phát triển rộng rãi. Đó là những hạn chế đến từ việc đầu tư phát triển sản xuất đối với một số chủng loại vật liệu xây dựng còn chưa hợp lý, quy mô nhỏ và phân tán, hiệu quả đầu tư chưa cao. Việc nghiên cứu phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa được chú trọng.

Tình trạng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ở một số lĩnh vực còn lạc hậu so với trình độ hiện nay ở khu vực và thế giới, đòi hỏi phải được thay thế, đổi mới. Nhân lực kỹ thuật cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành…

Theo bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Chính phủ nên có hành động với các khung chính sách cho phép hình thành thị trường để doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại vật liệu bền vững cho ngành xây dựng; đồng thời khuyến khích việc thiết kế, kích cầu người tiêu dùng trực tiếp sử dụng các sản phẩm bền vững.

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang là xu thế phát triển mới

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học Xây dựng cho rằng, việc sản xuất gạch từ đất sét nung đang tạo ra những áp lực vô cùng lớn đến môi trường sống của con người. Do đó, cần phải dần thay thế loại vật liệu xây dựng truyền thống này.

Phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho thấy, việc phát triển dòng vật liệu thân thiện với môi trường còn giúp sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao...) mỗi năm để sản xuất vật liệu không nung; tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

thuc day su dung vat lieu xay dung than thien voi moi truong
Việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường góp phần tiêu thụ đáng kể nguồn tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện. 

Trên thế giới, vật liệu xây dựng xanh đã và đang được sử dụng ở nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore… Tại các nước phát triển, tỷ lệ gạch không nung chiếm 70% trong các công trình xây dựng.

Trên thị trường hiện nay, các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cũng ngày càng đa dạng hơn.Tại hạng mục vật liệu không nung có gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, gạch bê tông, panel bê tông rỗng đùn ép. Cùng đó, kính Low-E và kính Solar Control mới có khả năng giảm sự truyền nhiệt vào công trình, từ đó giảm công suất điều hòa cũng như điện năng tiêu thụ…

Nhiều nhà máy đã sản xuất ngói lợp không nung, cát nghiền, cốt liệu tái chế từ nguồn phế thải công nghiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều vật liệu xây dựng khác sử dụng phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt điện như: xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, bê tông trộn sẵn… để giảm tỷ lệ sử dụng vật liệu thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên.

Ông Phạm Văn Bắc,Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện đã có nhiều chính sách, Nghị định nhằm khuyến khích phát triển các loại vật liệu thân thiện môi trường.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; đồng thời có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng lưu ý, sản phẩm vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có chi phí lắp đặt, giá thành ban đầu có thể cao hơn vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, những sản phẩm công nghệ mới sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tối ưu hơn với vòng đời sử dụng dài hơn. Đó chính là yếu tố giúp tiết kiệm tiền cho người sử dụng, chủ đầu tư… Do đó, chỉ cần tối ưu hóa, khắc phục những điểm yếu thì vật liệu xây dựng xanh sẽ dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành lựa chọn hàng đầu.

Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xây dựng.

Baochinhphu.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Phát huy cao ý thức kỷ luật, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

Bệnh dịch không phải ở đâu xa mà đã ở ngay sát mọi người, mọi quốc gia. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây bệnh cho người khác nếu không thực hiện nghiêm, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành Y tế.

Ngày 25/3, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra đã họp trực tuyến triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Thảo luận về diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong khu vực, đánh giá các mô hình phòng chống dịch bệnh, Ban Chỉ đạo nhận định, nhìn chung trong giai đoạn 1, các quốc gia phòng, chống dịch bệnh tốt đều cố gắng kéo dài nhất thời gian dịch bệnh lây lan dưới mốc 100 ca nhiễm bệnh. Tương tự, khi dịch bệnh bước sang giai đoạn 2 phải cố gắng kéo dài nhất thời gian tiệm cận mốc 1.000 ca nhiễm COVID-19. 

Trên tinh thần đó, các đại biểu đã thảo luận về các nội dung: Tổ chức tiếp nhận, cách ly người từ nước ngoài nhập cảnh về Việt Nam; quản lý biên giới phía Tây Nam; công tác bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, máy móc, thuốc men, sinh phẩm… phục vụ xét nghiệm, điều trị bệnh; tổ chức phân luồng điều trị người bệnh…

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, về năng lực xét nghiệm, hiện mỗi ngày, Việt Nam có thể xét nghiệm từ 8.000 - 10.000 mẫu. Chúng ta đang chuẩn bị các điều kiện để nâng cao năng lực xét nghiệm thời gian tới.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung xét nghiệm, sàng lọc tất cả các trường hợp đang được cách ly tập trung, đặc biệt là những nơi có số lượng người cách ly lớn như Hà Nội, TPHCM. Lực lượng quân đội hỗ trợ xét nghiệm cho các khu cách ly tập trung tại các tỉnh miền Trung.

Trong giai đoạn hiện tại, cơ bản chúng ta có đủ máy móc, vật tư, trang thiết bị bảo hộ… để phục vụ điều trị cho người bệnh, đồng thời tiếp tục chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với tình hình mới.

Ban Chỉ đạo đề nghị địa phương trước hết phải kiểm soát để các trường hợp nghi ngờ phải thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà, nơi cư trú; theo dõi, cập nhật tình hình sức khoẻ hằng ngày; tiếp đó tiến hành thu thập thông tin về các địa điểm người nghi ngờ đã di chuyển, danh sách những người đã tiếp xúc để có giải pháp phù hợp. Đồng thời, chính quyền cơ sở phải tập trung tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm sớm…

Ban Chỉ đạo đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia, bảo đảm vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa giữ yên lòng dân và phát triển sản xuất.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi: Mỗi người dân phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn

Với tinh thần đoàn kết toàn dân “chống dịch như chống giặc”, chúng ta đã đạt được những kết quả tốt trong giai đoạn 1, hiện đang kiểm soát được dịch bệnh. Mặc dù là nước được đánh giá có nguy cơ rất lớn, dân số đông nhưng chúng ta chưa có người tử vong, số người nhiễm đứng thứ gần 80 trên thế giới.

Tuy nhiên, chúng ta đã ở vào thế “trong đánh ra, ngoài đánh vào”. Trên thế giới dịch bệnh đang diễn biến rất nhanh, hết sức phức tạp, khó lường. Nhiều nước có nền y tế, kinh tế phát triển hơn chúng ta nhiều lần nhưng đã hàng chục ngàn người nhiễm bệnh, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tử vong. Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người, không kể màu da, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, ở nông thôn hay thành thị.

Bệnh dịch không phải ở đâu xa mà đã ở ngay sát mọi người, mọi quốc gia. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây bệnh cho người khác nếu không thực hiện nghiêm, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành y tế. Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì mỗi người sẽ không bị lây nhiễm và đất nước sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh như đã làm được ở giai đoạn 1.

Đây là thời điểm chúng ta cần tập trung cao độ, không để cho dịch bệnh lan rộng.

Các quy định, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế đã rất đầy đủ, các hướng dẫn có rất nhiều. Chúng ta phải phát huy cao độ tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm.

Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm theo đúng quy định, chỉ thị của Thủ tướng, của các cấp chính quyền, nếu không nhất định phải bị xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ.

Mỗi người phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.

Phó Thủ tướng đề nghị người dân cần thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, thậm chí những hướng dẫn đòi hỏi mỗi người phải thay đổi một số thói quen và gây bất tiện. Trong đó, đặc biệt lưu ý phải làm tốt một số điểm:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3.  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế. 

“Làm tốt các hướng dẫn, chấp hành nghiêm các chỉ thị, nhất định chúng ta sẽ đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh”, Phó Thủ tướng nói./.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2020: Tiết kiệm 436.000 kWh điện, tương đương 813 triệu đồng

Chủ đề của chiến dịch Giờ Trái đất 2020 với tên gọi "Mất đa dạng sinh học" để báo động về tình trạng suy kiệt các nguồn tài nguyên, thay đổi các môi trường sống trên trái đất, góp phần gây ra sự mất đa dạng sinh học trên diện rộng do sự tiêu dùng gia tăng chưa từng có, dẫn đến gia tăng đột biến nhu cầu sử dụng năng lượng, đất, nước... 

Nhà hát lớn Hà Nội tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất trong tối 28/3/2020.
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2020, do Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam là đơn vị đầu mối thực hiện các hoạt động hưởng ứng; Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò là cơ quan bảo trợ cho Chiến dịch.Giờ Trái Đất 2020, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hành động góp phần thúc đẩy những sáng kiến thay đổi hành vi tiêu dùng như tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng đồ nhựa và nói không với tiêu thụ động vật hoang dã... Qua đó, cùng với cộng đồng quốc tế thực hiện tốt hơn các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh. Chiến dịch Giờ Trái đất 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như tại Việt Nam nên không tổ chức các sự kiện hưởng ứng với đông đảo người tham gia.

Các nhà hàng khu vực quảng trường Đông Kinh nghĩa thục (Hà Nội) tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2020. 
Trên tinh thần tích cực hưởng ứng Giờ Trái đất 2020 với mục tiêu đổi mới công tác tuyên truyền vận động hưởng ứng chiến dịch theo hướng sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đã thực hiện tuyên truyền về tiết kiệm điện và hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2020 thông qua các thông tin, hình ảnh, video-clip,.. trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội của các đơn vị. Bên cạnh đó, các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố còn đồng thời triển khai thực hiện: tuyên truyền các nội dung về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị trong cả tháng 3 năm 2020; vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất diễn ra từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 Thứ Bảy ngày 28 tháng 3 năm 2020. 

Tràng Tiền Plaza tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2020.
Theo số liệu từ  Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2020 (từ 20 giờ 30 – 21 giờ 30 ngày 28-3-2020), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 436.000 kWh (tương đương số tiền 813 triệu đồng)
 
Trang tin ngành điện
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Vì sao đầu tư năng lượng mặt trời ngày càng có sức hút mạnh mẽ?

Đầu tư năng lượng mặt trời đang là một xu hướng, nhộn nhịp với các dự án lên tới hàng trăm triệu USD.
 

Lĩnh vực xanh và năng lượng tái tạo đang thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư.
 
Trên toàn cầu đang diễn ra một cuộc cách mạng về năng lượng tái tạo với mức đầu tư “nhảy vọt” mỗi năm. Hiện nay, năng lượng tái tạo đang là ngành công nghiệp lớn thứ 3 trên thế giới về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực xanh. Giai đoạn 2010-2019, có tới khoảng 2,6 nghìn tỷ USD đổ vào năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện lớn với công suất trên 50MWh). Con số này nhiều hơn gấp ba lần so với thập kỷ trước. Trong đó, đầu tư năng lượng mặt trời hút nhiều vốn nhất (chiếm 52%), tiếp theo là năng lượng gió (41%), năng lượng sinh khối và chất thải (4%), sau cùng là địa nhiệt và đại dương.
 
Có thể kể đến một số lý do khiến năng lượng mặt trời nói riêng, năng lượng tái tạo nói chung được ngày càng nhiều “ông lớn” lựa chọn đầu tư:
 
Đón đầu xu hướng của tương lai
 
Nguồn nguyên liệu hóa thạch dần cạn kiệt, môi trường ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của trái đất… là bài toán đặt ra cho toàn nhân loại. Một trong những giải pháp cho vấn đề bức thiết này là khai thác các nguồn năng lượng tái tạo sạch, bền vững. Hơn nữa, khi nguyên liệu hóa thạch dần cạn kiệt, sản lượng điện từ các nhà máy điện truyền thống cũng giảm mạnh, dẫn đến nguy cơ thiếu điện xảy ra không chỉ ở phạm vi một vài nước. Đầu tư năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng sạch khác tất nhiên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho những ai “nhanh chân”. Khi cả thế giới chuyển mình sang khai thác năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng truyền thống, việc đầu tư đón đầu xu hướng là điều tất yếu.
 

Phát triển năng lượng tái tạo – xu hướng toàn cầu để đón đầu tương lai.
 
Nhiên liệu miễn phí, phí bảo dưỡng thấp, chi phí ngày càng giảm
 
Khi đầu tư năng lượng mặt trời, có một thế mạnh rất lớn là chỉ bỏ ra chi phí ban đầu, sau đó không tốn chi phí nhiên liệu và vận hành, chi phí bảo dưỡng cũng rất thấp. Hơn nữa, chi phí đầu tư điện mặt trời cũng đang ngày càng giảm. Theo thống kê, tính từ năm 2009 đến đầu năm 2019, chi phí cho năng lượng mặt trời đã giảm tới 81%, còn 57 USD/MWh. Ở các nước G20, con số này còn thấp hơn. Trong khi đó, sản xuất năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch có giá từ 50-170 USD/MWh. Việc chi phí đầu tư của điện mặt trời giảm liên tục trong vài năm trở lại đây càng thúc đẩy sự gia tăng các dự án lớn ở nhiều quốc gia.
 

Những dự án điện mặt trời công suất lớn với số vốn đầu tư “khủng” xuất hiện ngày càng nhiều.
 
Chính sách trợ cấp vốn và hỗ trợ trực tiếp
 
Nhiều quốc gia trên toàn cầu muốn phát triển năng lượng tái tạo nên tung ra các khoản tài trợ và chính sách ưu đãi tài chính, kích thích ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, năm 2016, có tới 58 quốc gia áp dụng trợ cấp vốn cho năng lượng tái tạo, trong khi con số này vào năm 2005 là 28 quốc gia. Hiện nay, các quốc gia đang chuyển từ trợ cấp vốn sang đấu thầu nhưng vẫn đi kèm nhiều chính sách hỗ trợ nên vẫn thu hút dòng vốn đầu tư. Điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư năng lượng mặt trời nói riêng, năng lượng tái tạo nói chung là khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, tiếp theo là Tây Âu và Hoa Kỳ. Trong đó, dòng vốn đầu tư đổ nhiều nhất vào cơ sở hạ tầng và R&D (nghiên cứu phát triển) nhằm tăng khả năng áp dụng công nghệ điện lưới thông minh, cải thiện hiệu suất và giảm nhanh giá thành.
 
Mua bán chứng chỉ CERs
 
Với những nhà đầu tư năng lượng mặt trời, lợi nhuận thu được từ sản xuất điện không phải là mục tiêu duy nhất. Trong khoảng thời gian Nghị định thư Kyoto có hiệu lực (năm 2005-2012), việc mua bán chứng chỉ CERs trở nên sôi động, chứng chỉ CERs là lợi ích thứ hai hấp dẫn các nhà đầu tư. Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính còn chứng chỉ CERs là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận. Tại các nước phát triển, có thể mua bán các chứng chỉ CERs hoặc hợp tác với các nước đang phát triển xây dựng các dự án CDM để sở hữu các chứng chỉ CERs. Mặc dù Nghị định thư Kyoto đã hết hiệu lực, các dự án phát triển sạch vẫn phát triển để đón đầu thị trường CERs sôi động trở lại. Đó cũng là một lý do khiến các nhà đầu tư hào hứng trong lĩnh vực điện mặt trời.
 
Theo Năng lượng News
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Giữ vững an ninh, an toàn lưới Truyền tải điện: Họ luôn ở tư thế người lính

Hệ thống Truyền tải điện quốc gia là xương sống của hệ thống lưới điện Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của cả nước, với nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các nhà máy điện qua hệ thống lưới cấp điện áp 220kV và 500kV cung cấp điện đến 63 tỉnh/thành phố trong cả nước, đáp ứng  nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.
 

Trực vận hành tại TBA 220kV Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
 
Đứng chốt ở vị trí quan trọng trong cung cấp điện, những người lính truyền tải điện đã và đang nỗ lực hết sức mình để dòng điện luôn thông suốt và tỏa sáng mọi miền tổ quốc, góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống dịch của toàn dân.
 
Do đặc điểm địa hình nước ta dài và hẹp, tài nguyên năng lượng phân bố không đồng đều với trữ lượng than lớn hầu hết tập trung ở khu vực Đông Bắc, trữ lượng khí đốt chủ yếu ở thềm lục địa Đông và Tây Nam Bộ, tiềm năng thủy điện chủ yếu phân bố ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi nhu cầu tiêu thụ điện lại tập trung khoảng 50% ở miền Nam, khoảng 40% ở miền Bắc và trên 10% ở miền Trung, Tây Nguyên nên Hệ thống Truyền tải điện luôn “đồng hành” cùng phát triển nguồn điện vànhiệm vụ của EVNNPT trong mọi thời điểm đều rất nặng nề, đặc biệt, trong thời điểm “Chống dịch như chống giặc” hiện nay.
 
Thực hiện các chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID–19 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh COVIT- 19 để đảm bảo vận hành an toàn, liên tục hệ thống Truyền tải điện Quốc gia. Theo đó, để ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm, các đơn vị đã triển khai thực hiện ngay việc cô lập lực lượng vận hành các Trạm biến áp truyền tải (TBA), các tổ thao tác lưu động (TTLĐ), các đội truyền tải điện, trực điều độ hệ thông thống điện (Box); các đơn vị bố trí đảm bảo đủ lực lượng vận hành, xử lý sự cố và sẵn sàng lực lượng dự phòng thay thế khi cần thiết. Trong thời gian cô lập, các đơn vị đã tổ chức, bố trí nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt tại các nhà nghỉ ca (hoặc nhà nghỉ ca tạm thời được bố trí gần khu vực điều hành, đối với nơi không có nhà nghỉ ca). Lực lượng vận hành trực ca tại phòng điều khiển theo lịch, không ra ngoài trong thời gian cô lập, khi cần tiếp xúc với các nhóm công tác khác, có biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự lây lan, kể cả với lực lượng bảo vệ trạm.
 
Đối với các Dự án đầu tư xây dựng, các Ban Quản lý dự án thực hiện biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm; hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc tiếp xúc với bên ngoài; bố trí nơi ăn nghỉ hợp lý, kiểm soát các nguồn cung cấp lương thực thực phẩm, vật tư, thiết bị để ngăn chặn sự lây nhiễm tử bên ngoài vào khu vực thi công và ngược lại; với lực lượng lao động gián tiếp, thực hiện tối đa công việc từ xa qua việc sử dụng các phần mềm công nghệ như xử lý văn bản, lập duyệt phương án đến các cuộc họp khi cần thiết; ứng dụng phần mềm Zoom Cloud Meeting để điều hành động sản xuất…Các giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra là không để xảy ra trường hợp lây nhiễm nào trong toàn EVNNPT.
 
EVNNPT đã xây dựng phương án và đưa ra 5 kịch bản ứng phó với những tình huống giả định, theo đó, mỗi kịch bản, đều có các giải pháp thực hiện chi tiết, tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh các đơn vị sẽ linh hoạt xử lý để vừa đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch bệnh vừa đáp ứng yêu cẩu sản xuất.
 
Do việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành được EVNNPT triển khai mạnh mẽ trong những năm qua nên trong mùa dịch bệnh này đã góp phần hiệu quả trong việc hạn chế sức lao động, cũng như tiếp xúc giữa con người với nhau trong mùa dịch bệnh. 
 
Đối với vận hành trạm biến áp, EVNNPT đã triển khai chuyển các TBA 220kV sang vận hành không người trực, tiết giảm lực lượng lao động vận hành trạm (đến nay EVNNPT đã chuyển 60% trạm biến áp 220kV vận hành không người trực), việc thao tác được thực hiện từ xa từ các Trung tâm điều độ; với vận hành đường dây, EVNNPT đã triển khai ứng dụng UAV trong quản lý vận hành, kiểm tra đường dây giúp tiết giảm sức lao động và tai nạn do công tác trèo cao kiểm tra, hạn chế tiếp xúc con người (mỗi nhóm kiểm tra 02 người).
 
Trong mùa dịch bệnh, EVNNPT đã xây dựng và triển khai các giải pháp tổ chức sản xuất, nhằm hạn chế tiếp xúc giữa con người với nhau, giữa cán bộ vận hành với bên ngoài, đối với các bộ phận trực ca các trạm biến áp, bộ phận trực B0x (Điều độ tại các Công ty Truyền tải), bộ phận, đội ngũ quản lý vận hành đường dây, đội ngũ thí nghiệm sửa chữa nhằm đảm bảo vận hành an toàn, kịp thời xử lý, sửa chữa trong trường hợp có sự cố xảy ra; với công tác điều hành sản xuất hằng ngày, EVNNPT triển khai ứng dụng cuộc họp từ xa qua Hội nghị truyền hình, Zoom meeting, Microsoft Team,… trao đổi, báo cáo qua Email, nhóm Zalo, Viber…để chỉ đạo sản xuất, trao đổi trực tuyến.
 
 EVNNPT ứng dụng thiết bị bay UAV phun khử trùng tại trạm biến áp, giúp tối ưu nhân lực, giảm thời gian phun so với phương pháp thủ công. Đặc biệt có thể xử lý các khu vực có yêu cầu cao về việc cách ly, cô lập.
 
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, truyền tải điện cũng là ngành chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh trên. Đối với các dự án đầu tư xây dựng thì sự ảnh hưởng càng rõ nét hơn, cụ thể, ảnh hưởng đến thời gian xem xét, phê duyệt hồ sơ dự án ở các cấp; việc cung ứng vật tư thiết bị, một số thiết bị chưa thể lắp đặt do chuyên gia từ nước ngoài; phê duyệt và thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đến đội ngũ thi công, giám sát trên công trường….
 
Đề khắc phục, hạn chế bớt ảnh hưởng do dịch bệnh, EVNNPT đã có nhiều giải pháp xử lý, khắc phục. Đối với những dự án cấp bách cần vận hành đúng hạn để đảm bảo an toàn cung cấp điện, EVNNPT vẫn quyết tâm cùng các nhà thầu thực hiện với phương châm vừa đáp ứng yêu cầu tiến độ, vừa đáp ứng yêu cầu an toàn cho con người. Đơn cử, Dự án nâng công suất TBA 500kV Nho Quan, do chuyên gia không thể sang để giám sát việc lắp đặt máy biến áp, EVNNPT đã thay đổi phương án, dùng máy biến áp dự phòng từ Trạm 500kV Phố Nối để lắp đặt vận hành, dự án sẽ đóng điện trong tháng 4-2020 để tránh quá tải cho MBA hiện hữu. Những dự án cấp bách đảm bảo giải tỏa nguồn NLTT như TBA 220kV Ninh Phước, nâng công suất TBA 500kV Vĩnh Tân, EVNNPT vẫn tăng cường điều hành dự án, đảm bảo nhân lực thi công và điều động thiết bị, ưu tiên cho dự án để đảm bảo tiến độ đóng điện cho dự án theo yêu cầu của EVN.
 
Đối với những dự án tính cấp bách không cao, EVNNPT  xem xét điều chỉnh giãn tiến độ trong giai đoạn hiện tại và sẽ có các giải pháp để huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ khi dịch bệnh đã qua đi.
 
Để đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho lực lượng thi công, EVNNPT đã chỉ đạo và ban hành những quy định kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên công trường. Lực lượng giám sát, thi công phải cách ly, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài, nếu cần tiếp xúc thì phải hạn chế số lượng và bố trí khu vực riêng cho việc tiếp xúc, trao đổ công việc. Giám sát thi công vẫn phải tuân thủ tuyệt đối để đảm bảo chất lượng công trình, ngoài giám sát trực tiếp thì EVNNPT cũng đang thực hiện việc giám sát gián tiếp qua các phần mềm công nghệ hiện hành.
 
Đối với việc cung cấp vật tư, thiết bị, tuy có nhiều ảnh hưởng nhưng EVNNPT đã phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu cung cấp để hạn chế bớt rủi ro, những thông tin cần thiết đều được các bên phối hợp trao đổi qua mail và các phần mềm tương tác khác. Nhờ có sự phối hợp này nên cũng hạn chế bớt những tác động tiêu cực của dịch bệnh. Mặt khác để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm trong việc tiếp nhận vật tư thiết bị thì EVNNPT đã chỉ đạo các đơn vị cần có không gian riêng cho việc tiếp nhận, mục tiêu là phải an toàn tuyệt đối trong quá trình giao, nhận hàng hóa.
 
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của EVNNPT, các đơn vị làm tốt vệ sinh, khử khuẩn khu vực làm việc, trang bị các đồ dùng bảo hộ phù hợp với công tác phòng dịch như khẩu trang, găng tay, nước khử khuẩn, quần áo chống khuẩn cho các nhóm cần thực hiện việc cô lập; Trong thời gian cách ly xã hội từ 1-4 đến 15-4-2020 theo Chỉ thị của Thủ tướng, EVNNPT tạm thời bồi dưỡng thêm cho mỗi công lao động thuộcdiện cần cô lập với mức 100 nghìn đồng/người/ngày.
 
Với truyền thống đoàn kết, thống nhất cùng với tinh thần, bản lĩnh của người “lính truyền tải điện”, chắc chắn EVNNPT sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời khắc khó khăn của dân tộc.
 
Tin tức ngành đện
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Một số cách thiết kế dây điện nổi trong nhà đẹp

Phương pháp đi dây điện nổi là việc lắp đặt đường dây điện sáng tạo, khéo léo làm cho không gian sống trở nên độc đáo, hiện đại, trẻ trung và thanh lịch

Thay vì cuộn tròn, buộc chặt rồi nhét những đoạn dây điện thừa vào góc khuất, bạn hoàn toàn có thể thiết kế chúng thành những đường đi gọn gàng và tinh tế với hình dạng tùy thích để tạo nên một bức tường ấn tượng.

Với ưu điểm tiết kiệm thời gian & chi phí thi công cũng như dễ dàng nâng cấp, sửa chữa hoặc thay đổi thiết kế đường dây điện một cách dễ dàng, nhưng điều quan trọng nhất là bạn cần phải tuân thủ quy tắc trong việc lắp đặt thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Tuyệt đối không đi dây điện nổi ở những nơi ẩm thấp hoặc gần nguồn nước bởi dễ gây ra tình trạng rò rỉ điện, chập điện, nguy hiểm đến người sử dụng.

- Chỉ đi dây điện nổi ở những vị trí cao, tối thiểu là 2m so với mặt sàn để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình, đồng thời tạo an toàn cho người sử dụng, nhất là trẻ em và người già.

- Không đấu tắt trong ống ghen vì dây điện rất dễ bị oxy hóa vào mùa mưa hoặc khi độ ẩm lên cao, dẫn đến các trường hợp chập, cháy dây điện.

- Khuyến khích sử dụng các ống nhựa tròn hoặc dẹt để ốp dây điện vào trần, tường, vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa thuận tiện khi sửa chữa.

- Dây điện phải được bọc vật liệu chống cháy bên ngoài. Khi đường dây bị hỏng, ngay lập thức sửa chữa hoặc thay mới để an toàn tuyệt đối.

Dây & Cáp điện GOLDCUP cam kết cung cấp đa dạng chủng loại sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn, tiết kiệm điện đồng hành cùng quý khách hàng tạo nên một không gian sống ấn tượng.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm hóa đơn điện mùa hè

Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, điều hòa chiếm từ 28 đến 64% (tính trung bình là 40%) so với tổng điện năng tiêu thụ trong một hộ gia đình. Vào mùa nắng nóng, do sử dụng điều hòa liên tục, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng trung bình khoảng 50%.

Trời càng nóng, sử dụng điều hòa càng nhiều

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè sẽ đến sớm và nắng nóng gay gắt hơn trung bình nhiều năm, điều này sẽ làm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao dẫn đến sản lượng điện tăng đột biến.

“Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng 2 - 3%. Cùng đó, thói quen trời càng nóng, cài nhiệt độ điều hòa càng thấp của nhiều người sử dụng cũng vô tình gây tốn thêm điện. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng để thấp xuống 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5 - 3%”.

Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm hóa đơn điện mùa hè

Để tiết kiệm điện, người dùng cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 đến 28 độ C. Việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn

Cùng với đó, việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa cũng là nguyên nhân gây lãng phí điện năng. Sau một thời gian sử dụng, các lưới lọc gió và hốc đẩy gió lạnh thường bị bẩn, thậm chí rêu mốc khiến máy lạnh hoạt động kém hiệu quả, tốn điện gây hại sức khỏe. Điều hòa sau thời gian dài sử dụng, cả giàn nóng và giàn lạnh đều có các lá tản nhiệt bị mềm, trong khi gas lạnh có thể bị hao hụt, dầu máy bị bẩn cũng như các chi tiết cơ khí bị mài mòn. Hiệu quả làm lạnh có thể bị giảm tới 10 đến 15%. Việc bảo trì vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ điều hòa.

Việc sử dụng sản phẩm dây điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém có thể gây mất an toàn cũng như hao tốn không ít điện năng. Năng lượng như một dòng chảy dẫn từ nguồn qua hệ thống truyền dẫn đến các thiết bị sử dụng, nếu dòng chảy gặp điện trở lớn hoặc bị rò điện, tổn hao sẽ nhiều và hiệu quả sử dụng sẽ giảm.

Lựa chọn sản phẩm Dây & Cáp điện GOLDCUP chất lượng cao đảm bảo an toàn và hiệu quả tiết kiệm điện khi sử dụng những thiết bị có công suất lớn.

---

Thông tin liên hệ:

Công ty Dây & Cáp điện Ngọc Khánh - Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/goldcup.com.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Lưới điện miền Bắc tiếp tục bị thiệt hại do thời tiết cực đoan

Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), từ đầu năm tới nay, lưới điện miền Bắc liên tục bị ảnh hưởng bởi mưa đá, giông lốc bất ngờ gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Với phương châm 4 tại chỗ trong công tác chủ động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Tổng công ty cũng như các Công ty Điện lực thành viên luôn nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng khắc phục sự cố để cấp điện sớm nhất cho khách hàng, không để việc gián đoạn cung cấp điện làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, cũng như sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Trong hai ngày cuối tuần (ngày 8-9/5/2020), trên địa bàn một số tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc gồm Thái Nguyên, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Điện Biên,… đã bất ngờ xảy ra mưa giông lớn kèm theo sấm sét, gió giật mạnh, đổ và cuốn cây cùng nhiều vật thể bay làm đứt dây điện, làm thiệt hại tài sản của nhân dân như nhà cửa, hoa màu, các công trình công cộng, đặc biệt là lưới điện phân phối, gây sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho trên hơn 365.000 khách hàng.

Tuy nhiên, ngành điện lực các tỉnh thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã huy động khoảng 1.000 người, bố trí phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố, cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng trước 20h30 ngày 9/5.

Khắc phục sự cố lưới điện tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Ban An toàn, Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết: Với tinh thần ứng trực sẵn sàng, chủ động, ngay sau khi tạnh mưa, dừng sấm, lực lượng lãnh đạo và công nhân tại các Điện lực trên địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,... đã triển khai thu dọn thiết bị đổ gãy như cột điện, phát quang cây xanh gãy đổ, kiểm tra thiết bị điện, chủ động thực hiện mọi biện pháp an toàn để cấp điện trở lại cho khách hàng.

Cụ thể, tại Phú Thọ: Cơn mưa giông kèm gió lốc đã gây sự cố lưới điện, làm gián đoạn cung cấp điện cho hơn 61.000 khách hàng trên hầu hết các huyện/ thành phố/thị trấn Việt Trì, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tam Nông, Đoan Hùng, Phù Ninh… trong đó huyện Cẩm Khê là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa bão.

Theo Công ty Điện lực Phú Thọ, sét đánh đã làm cháy 1 MBA tại huyện Thanh Sơn, gây sự cố cho 8 đường dây trung áp, làm ảnh hưởng tới 223 TBA phân phối, đồng thời làm gãy đổ 25 cột điện cao áp, 93 cột điện hạ áp, gây gián đoạn cấp điện cho hơn 61.000 khách hàng trên địa bàn 34 xã.

Riêng trên địa bàn huyện Cẩm Khê, mưa bão đã gây sự cố tại 3 đường dây trung áp, 215 TBA bị ảnh hưởng, làm gián đoạn cấp điện cho hơn 30.000 khách hàng trên địa bàn 28 xã. Đặc biệt, sự cố đổ 20 cột điện cao thế tại xã Hùng Việt và xã Hương Lung gây mất điện diện rộng tại hai huyện Cẩm Khê và Yên Lập.

Được biết, ngay khi có thông tin về sự cố, trong đêm 8/5, Ban lãnh đạo PC Phú Thọ đã tới ngay hiện trường và chỉ đạo các giải pháp khắc phục sự cố trên lưới điện 110 kV, trung áp và hạ áp. PC Phú Thọ đã tăng cường 40 CBCNV từ các Điện lực lân cận tới hỗ trợ Điện lực Cẩm Khê khắc phục sự cố để cấp điện trở lại cho nhân dân.

Do tính chất thiệt hại nặng của hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sáng 9/5, lãnh đạo một số Ban chuyên môn của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã cùng với lãnh đạo PC Phú Thọ đi kiểm tra, đánh giá thiệt hại và chỉ đạo phương án khắc phục sự cố tại huyện Cẩm Khê, cũng như lưới điện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Với phương châm 4 tại chỗ trong công tác chủ động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, EVNNPC luôn nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng khắc phục sự cố để cấp điện sớm nhất cho khách hàng.

Tại Thái Nguyên: Sự cố thiên tai cũng đã gây mất điện nhiều khu vực. Cụ thể lưới điện do PC Thái Nguyên quản lý vận hành bị ảnh hưởng của sự cố gây mất điện 1 đường dây và trạm biến áp 110 kV Phú Lương và Định Hóa, hơn 40 đầu đường dây trung thế cấp điện từ các trạm 110 kV khu vực với 340.782 khách hàng mất điện, chiếm hơn 90% số lượng khách hàng trên toàn tỉnh.

Thống kê sơ bộ thiệt hại từ Phòng An toàn và Trung tâm Điều khiển xa của PC Thái Nguyên, tính đến 12h trưa ngày 9/5, trận mưa lớn đã làm mái tôn bay vào đường dây 174 E6.2 (đường dây cấp điện cho trạm 220 kV Thái Nguyên) - 171 E6.6 (đường dây cấp điện trạm 110 kV Phú Lương) gây mất điện và đứt cáp quang, gãy đổ 10 cột trung thế và 29 cột hạ thế.

Ngay trong đêm ngày 8/5, PC Thái Nguyên nhanh chóng huy động 600 người tại các đơn vị chia thành nhiều nhóm công tác thực hiện triển khai khắc phục hậu quả do thiên tai theo đúng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã lập, tập trung nhân lực, vật tư thiết bị, phương tiện nhằm khắc phục tạm thời các vị trí cột hạ thế bị đổ, nối lại dây bị đứt cấp điện tạm thời cho khách hàng.

Sau khoảng 20-30 phút đã đóng điện khoảng 70% các đầu đường dây với 145.793 khách hàng. Sau 70 phút đã gỡ được mái tôn bay đè lên đường dây 110 kV vị trí 16-17 và khôi phục điện cấp trạm 110 kV Phú Lương.

Đến 17h ngày 9/5, PC Thái Nguyên sẽ cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng tại Phú Lương; Định Hóa; xã Ký Phú, Phúc Thuận, Cát Nê huyện Đại Từ; huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ; xã Tân Cương - Thành phố Thái Nguyên.

Tại Điện Biên: Chiều ngày 8/5, trên địa bàn tỉnh xuất hiện trận giông lốc kèm theo mưa lớn, mưa đá tại các khu vực TP. Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Chà làm gẫy đổ cột hạ thế, một số vị trí cột bị nghiêng, rạn nứt có nguy cơ đổ cột, gần 1.000 khách hàng bị mất điện sau trận giông lốc.

Ngay sau trận giông lốc, các đơn vị quản lý vận hành đã nhanh chóng đến kiểm tra hiện trường và xác định các vị trí cột bị ảnh hưởng bởi giông lốc, sẵn sàng vật tư thiết bị, kịp thời dựng cột tạm, căng kéo dây, đến chiều ngày 9/5 đã khôi phục cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng bị mất điện.

Tại Lạng Sơn: Công ty Điện lực Lạng Sơn cũng cho biết, đơn vị đã nỗ lực khôi phục cấp điện trở lại cho 65.201 khách hàng bị ảnh hưởng bởi mưa to và giông lốc đêm ngày 8/5.

Theo đó, mưa to, giông lốc đã làm bay mái tôn lên dao cách ly (DCL) tại trạm biến áp Nhà máy chế biến gỗ Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn; nổ 3 quả sứ cao thế MBA Nà Lù sau DCL 375 E13.1-7/07 Thiện Thuật - Nà Mèo và 3 cột điện hạ áp gãy, đổ tại huyện Bình Gia; 1 cột hạ áp gãy, đổ huyện Tràng Định.

Tại huyện Văn Lãng, Bắc Sơn, mỗi huyện gãy đổ 2 cột hạ áp. Ngay trong đêm 8 rạng sáng 9/5, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Công ty Điện lực Lạng Sơn đã chỉ huy các đơn vị kiểm tra nắm bắt tình hình, phân đoạn đường trục để khoanh vùng, cô lập sự cố, lên phương án khắc phục nhanh, chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Chính quyền, nhân dân địa phương khẩn trương khắc phục sự cố, cấp điện trở lại cho khách hàng, đến 10h45 phút ngày 9/5, Công ty đã khắc phục sự cố xong, cấp điện trở lại cho 65.201 khách hàng.

Tại Vĩnh Phúc: Lưới điện của đơn vị cũng bị thiệt hại do mưa và giông lớn làm cây đổ, vỡ sứ gây gián đoạn cấp điện cho một số khu vực trên địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc và đặc biệt khu vực đường dây đi qua rừng nguyên sinh Tam Đảo.

Ngay khi sự cố xảy ra, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã nhanh chóng triển khai tìm điểm sự cố, khoanh vùng và cô lập sự cố lớn, tiến hành chuyển phương thức cấp điện để giảm tối đa thời gian và phạm vi mất điện của khách hàng.

Do công tác chuẩn bị tốt nên ngay sau khi ngớt mưa, việc thay thế vật tư thiết bị hư hỏng đã được thực hiện nhanh chóng. Mặt khác, nhờ áp dụng công nghệ tự động hóa lưới điện trung áp nên việc thao tác được thực hiện từ Trung tâm điều khiển xa qua hệ thống SCADA trung áp đối với các máy cắt Recloser kết nối về Trung tâm, nhờ đó đảm bảo an toàn tối đa cho người và tài sản lưới điện, nhanh chóng khôi phục cấp điện cho khách hàng khu vực sự cố.

Các sự cố nhỏ được khắc phục ngay sau khi ngớt mưa bão. Đối với sự cố do gãy cột 225,226 trên đường dây 474E25.4, ngày 9/5, Điện lực Tam Đảo - Công ty Điện lực Vĩnh Phúc thực hiện thay thế bằng các cột điện dựng mới, do vậy đến 22h ngày 9/5 đã khắc phục xong sự cố./

Theo Năng lượng Việt Nam

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Thủ tướng yêu cầu cả nước tiết kiệm 2% tổng điện năng tiêu thụ/năm

Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ.

Trong nhiều năm qua, việc cung ứng điện cho nền kinh tế luôn được đảm bảo, làm nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định xã hội. Tuy nhiên, xét bối cảnh nguồn cung ứng điện giai đoạn 2020 - 2025 gặp nhiều thách thức do tình trạng thủy văn đảm bảo mức phát điện của các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông diễn biến theo chiều hướng bất lợi bởi biến đổi khí hậu. Mặt khác, sự phụ thuộc ngày càng sâu rộng vào năng lượng sơ cấp nhập khẩu; nguồn điện gió, điện mặt trời vẫn còn hạn chế về quy mô và còn nhiều rào cản kỹ thuật trong khai thác, sử dụng...

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện, cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực trong ý thức sử dụng điện theo hướng tiết kiệm và hiệu quả. Kết quả là, đã tiết kiệm được trên 9 tỷ kWh, tương đương 15.000 tỷ đồng, với mức tiết kiệm bình quân đạt 1,5% tổng điện năng tiêu thụ hằng năm. Đây là tiền đề quan trọng cho phép cả nước cần phải tiếp tục đẩy nhanh, mạnh việc cải thiện chất lượng sử dụng điện, coi tiết kiệm điện là một giải pháp then chốt để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2020 - 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong giai đoạn 2020 - 2025, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể - xã hội thực hiện các giải pháp sau:

1/ Thực hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở:

Thủ tướng yêu cầu phối hợp với cơ quan điện lực sở tại xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện cho đơn vị mình, đảm bảo hằng năm tối thiểu tiết kiệm 5,0% tổng điện năng tiêu thụ trong năm. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả quy định về sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị tiêu thụ điện tại cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, phổ biến, quán triệt việc thực hiện tiết kiệm điện tới toàn thể người lao động, đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hằng năm; đôn đốc, rà soát và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy và các quy định hiện hành về tiết kiệm điện.

Tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.

2/ Thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời:

Các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp điện xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, theo đó, phải đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 20% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2020 - 2025 cho các hoạt động chiếu sáng trên.

Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chiếu sáng công cộng; thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn quảng cáo bằng đèn tiết kiệm điện; Áp dụng công nghệ điều khiển tự động trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời.

Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp.

Đẩy nhanh lộ trình thực hiện tự động hóa chiếu sáng theo khung thời gian và điều kiện thời tiết của các công trình chiếu sáng công cộng.

Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện theo yêu cầu của cơ quan điện lực sở tại;. Mặt khác, tuân thủ các quy định về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của cơ quan điện lực tại địa phương trong trường hợp xảy ra thiếu điện.

3/ Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình:

Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Thường xuyên thực hành hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình như: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết; ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt là hạn chế tối đa sử dụng bóng đèn sợi đốt; lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.

4/ Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ:

Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Xây dựng và phổ biến thực hiện nội quy tiết kiệm điện của đơn vị cho khách hàng, nhân viên; phối hợp với cơ sở cung ứng điện thực hiện việc giảm nhu cầu sử dụng điện khi có yêu cầu.

5/ Thực hiện tiết kiệm điện tại doanh nghiệp sản xuất:

Xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả như: Đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.

Lắp đặt, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào hệ thống năng lượng nội bộ; ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao.

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm, rà soát, chấn chỉnh việc chấp hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có liên quan.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm phải tuân thủ định mức tiêu hao năng lượng theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện vận hành tối ưu các nhà máy điện và lưới điện truyền tải, phân phối nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống; phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền liên tục, rộng rãi để nhân dân biết và thực hiện tiết kiệm điện.

6/ Khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích tiết kiệm điện:

UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng và đưa các chỉ tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn. Tổ chức khen thưởng và đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khen thưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác tiết kiệm điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm vận hành tối ưu các nhà máy điện và lưới điện truyền tải, phân phối nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp và giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống. Huy động một cách hợp lý công suất và điện năng các nhà máy thủy điện, các nguồn điện mua của các nhà máy điện độc lập và các nguồn điện dự phòng của khách hàng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, cập nhật dự báo về thời tiết và nguồn nước, chủ động thực hiện các phương án vận hành hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nguồn nước để phát điện./.

Theo Năng lượng Việt Nam

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Từng bước thúc đẩy và huy động nguồn lực lớn cho ngành năng lượng

Sáng ngày 22/7 tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020, nhằm triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 tổ chức sáng 22-7 tại Hà Nội

Tại điểm cầu Hưng Yên, Thường trực Tỉnh ủy chủ trì với sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện các ban, sở, ngành tỉnh; đại diện Thường trực; trưởng ban tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trong đó có Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, Nghị quyết số 55 tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia, dành ưu tiên cao hơn cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và năng lượng sạch.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương - ông Nguyễn Văn Bình phát biểu tại diễn đàn

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng còn gắn chặt chẽ với những hoạt động về chính trị - ngoại giao, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Diễn đàn

Theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để chuyển giao hiệu quả sang định giá theo thị trường, nhiều tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần phải xây dựng một kế hoạch cải tổ giá toàn diện và giảm thiểu tác động của Nhà nước lên định giá năng lượng.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là hoàn thiện thể chế để tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển điện năng và kiểm soát sự phát triển đúng hướng, hiệu quả bên vững.

Thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW, dưới sự chỉ đạo theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh sẽ đẩy nhanh tiến độ đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất, công nghệ xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ sản xuất xây dựng tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu, năng lượng, ít chất thải, cacbon thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực của Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh sẽ góp phần đảm bảo chất lượng, phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Từng bước thúc đẩy và huy động nguồn lực lớn cho ngành năng lượng

Sáng ngày 22/7 tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020, nhằm triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 tổ chức sáng 22-7 tại Hà Nội

Tại điểm cầu Hưng Yên, Thường trực Tỉnh ủy chủ trì với sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện các ban, sở, ngành tỉnh; đại diện Thường trực; trưởng ban tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trong đó có Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, Nghị quyết số 55 tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia, dành ưu tiên cao hơn cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và năng lượng sạch.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương - ông Nguyễn Văn Bình phát biểu tại diễn đàn

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng còn gắn chặt chẽ với những hoạt động về chính trị - ngoại giao, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Diễn đàn

Theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để chuyển giao hiệu quả sang định giá theo thị trường, nhiều tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần phải xây dựng một kế hoạch cải tổ giá toàn diện và giảm thiểu tác động của Nhà nước lên định giá năng lượng.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là hoàn thiện thể chế để tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển điện năng và kiểm soát sự phát triển đúng hướng, hiệu quả bên vững.

Thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW, dưới sự chỉ đạo theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh sẽ đẩy nhanh tiến độ đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất, công nghệ xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ sản xuất xây dựng tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu, năng lượng, ít chất thải, cacbon thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực của Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh sẽ góp phần đảm bảo chất lượng, phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

 

Tại Luật Điện lực, Điều 51, Khoản 8: Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không, có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

Tại Điều 4, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn điện cũng nêu rõ: Các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm các hành vi: Trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.

Ngoài các quy định nêu trên trong Luật Điện lực và Nghị định số 14/2014/NĐ-CP như trên, tại Điều 34 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng nêu rõ: Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

Dây & Cáp điện GOLDCUP rất mong các đơn vị có công trình thi công gần đường dây điện phối hợp chặt chẽ với các đơn vị điện lực liên quan để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thi công.

Để biết thêm những thông tin về sản phẩm Dây & Cáp điện GOLDCUP, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Khắc phục sự cố lưới điện và hướng dẫn an toàn điện mùa mưa bão

Khắc phục sự cố lưới điện sau cơn bão số 6 ở miền Trung

Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, hệ thống lưới điện một số tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả mưa bão, xử lý sự cố lưới điện đang được tiến hành hết sức khẩn trương nhằm cấp điện trở lại nhanh nhất phục vụ đời sống, sản xuất và sinh hoạt của hộ gia đình sau bão.

Công nhân kiểm tra tình hình lưới điện

Bão số 6 (Linfa) đổ bộ vào đất liền sáng ngày 11/10/2020 cùng mưa lớn gây lũ lụt tại 7 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên khiến 913.854 hộ gia đình của 369 xã, phường của 7 tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên bị mất điện. Đến 7h00 ngày 12/10 đã cấp điện trở lại cho 334.622 hộ gia đình, hiện còn 579.232 hộ gia đình đang được các đơn vị tiếp tục khẩn trương khôi phục lưới điện ngay khi nước lũ rút và giao thông thông suốt, trước mắt ưu tiên khôi phục cung cấp điện cho các phụ tải thiết yếu, quan trọng như bệnh viện, cấp nước sạch, thông tin liên lạc.

Nhanh chóng khắc phục sự cố lưới điện sau bão

Để khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 6 và ảnh hưởng tình hình thời tiết bất lợi, mưa lớn diện rộng dài ngày trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, ngày 11/10, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) yêu cầu các Công ty Điện lực bị ảnh hưởng ít hoặc không bị ảnh hưởng do mưa lớn và bão số 6 gồm các Công ty Điện lực: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Nẵng và Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung chuẩn bị sẵn sàng lực lượng xung kích để tham gia hỗ trợ khi được EVNCPC huy động.  

Công nhân điện lực miền Trung khắc phục hư hỏng đường dây trung thế

Ngay trong chiều ngày 11/10/2020, Đoàn công tác EVNCPC do Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Nguyễn Thành đã dẫn đầu đoàn công tác vào hiện trường tại tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam để nắm bắt tình hình thiệt hại và trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục lưới điện bị ảnh hưởng sau bão số 6 và mưa lớn diện rộng từ ngày 6/10/2020 đến nay. Theo ông Nguyễn Thành, các đơn vị khẩn trương khắc phục lưới điện bị ảnh hưởng, nhanh chóng cấp điện trở lại cho hộ gia đình nhưng phải bảo đảm công tác an toàn trong thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, trong chiều 11/10/2020, Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung đã huy động 06 CBCNV hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ngãi xử lý hư hỏng lưới điện tại khu vực Sơn Tịnh. 

Cụ thể, EVNCPC chưa thể cấp điện trở lại tại 7 tỉnh, thành phố do tình hình mưa, lũ còn diễn biến phức tạp, giao thông chia cắt:

Quảng Bình: Hiện còn 02 xã là Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy và một phần xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh với 1.577 hộ gia đình bị mất điện sẽ thực hiện khôi phục khi nước rút, đảm bảo an toàn đóng điện.

Quảng Trị: Hiện nay còn 47.323 hộ gia đình chưa thể khôi phục do có một số khu vực thuộc Hải Lăng, Thành Cổ, Triệu Phong nước còn dâng cao. Khu vực khu vực huyện Đakrông bị sạt lở cột trung thế. Đơn vị sẽ xử lý cấp điện lại cho hộ gia đình ngay sau khi nước rút, đảm bảo an toàn đóng điện.

Thừa Thiên Huế: Hiện còn 178.136 hộ gia đình của 73 xã, phường đang bị mất điện, đến 7h00, nước vẫn ở mức cao, ngay khi nước rút, đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra lưới điện để khôi phục ngay khi đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị.

TP Đà Nẵng: Hiện còn 5.265 hộ gia đình của 04 xã (Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Phong) bị mất điện, cụ thể: khu trồng rau sạch Cẩm Nê, Túy Loan, Thôn Phú Hòa, Thôn Bồ Bản, Xóm 6, Thôn Trung Sơn, Thôn La Châu, Hố Trầu. Tùy thuộc vào tình hình, diễn biến nước rút các đơn vị sẽ khôi phục lại các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Quảng Nam: Hiện tại còn 202.106 hộ gia đình của 126 xã bị mất điện. Do ảnh hưởng mưa lớn sau bão, diễn biến lũ lụt phức tạp, đơn vị tiếp tục theo dõi các thông tin chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, tiến hành khôi phục cấp điện khi nước rút, đảm bảo an toàn đóng điện.

Quảng Ngãi: Hiện còn 144.696 hộ gia đình của 20 xã mất điện, trong ngày 12/10/2020 đơn vị tiếp tục điều động 22 nhân lực khôi phục xong phụ tải khu vực Bình Sơn, Sơn Tịnh.

Kon Tum: Còn 06 thôn và 01 xã với 129 hộ gia đình bị mất điện, dự kiến khoảng 12h00 ngày 12/10/2020 sẽ khôi phục điện cho hộ gia đình.

Hướng dẫn an toàn điện mùa mưa bão

Biện pháp để đảm bảo kỹ thuật, an toàn khi sử dụng điện

  • Thiết kế, lắt đặt hệ thống điện trong nhà nên thuê tư vấn, chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Đặt thiết bị bảo vệ hoặc cầu dao điện phù hợp cho đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất lớn. Dùng thiết bị chống rò dòng điện phù hợp cho mạng điện trong nhà; đặc biệt nên lắp riêng cho các thiết bị đấu nối thường xuyên vào mạng điện như máy nước nóng….
  • Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện.
  • Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà: phải đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).
  • Ngắt ngay các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt (Bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở…) ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ.
  • Sử dụng cáp điện, thiết bị điện ở những bảng quảng cáo ngoài trời đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn; lắp đặt đúng kỹ thuật; phải thường xuyên, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa.

Phòng tránh sự cố và rủi ro xảy ra tai nạn khi đang có điện

  • Không được chạm vào Ổ cắm điện, những chỗ hở của dây điện, những chỗ dây dẫn bị rạn nứt, bong băng cách điện.
  • Không phơi quần áo, treo vật dụng, hàng hóa … vào dây dẫn điện.
  • Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện, khi cần phải mang găng tay cách điện hạ áp khi sử dụng các công cụ điện như máy khoan, máy bắt vít…

Biện pháp an toàn khi có giông sét

  • Ngắt điện, rút phích cắm các thiết bị điện như Tivi, máy tính…. và tách an- ten ra khỏi tivi để tránh sét đánh.
  • Khi bị ngập nước, mưa, bão, tốc mái … phải cắt cầu dao từ đầu nguồn vào gia đình.
  • Khi tay ướt không được chạm vào bất kỳ một thiết bị nào mang điện, nếu cần sửa chữa, lắp đặt điện trong nhà phải ngắt thiết bị đóng cắt (cầu dao, Aptômát, cầu chì, công tắc..) vào treo cảnh báo không được đóng điện. 

Phòng tránh sự cố khi điện áp đột biến tăng cao

  • Ngắt toàn bộ các thiết bị điện ra khỏi lưới điện (cắt Cầu dao hoặc Attomat) và thông báo cho tất cả các hộ xung quanh cũng làm như vậy và chờ đợi sự cứu viện từ những cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có chuyên môn.

Để biết thêm những thông tin về Dây & Cáp điện GOLDCUP, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI

Liên hệ

Với chúng tôi

HOTLINE

Liên hệ đặt hàng, hoặc gặp vấn đề về sản phẩm. Hãy gọi cho chúng tôi

HOTLINE

Chăm sóc khách hàng

0973.318.335

maincontent

ĐỐI TÁC

Chúng tôi đã và đang hợp tác cùng

maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
logo

Công ty Cổ phần Đông Giang

(Thành viên của Ngọc Khánh Group)

GPKD số 0900220897 do Sở KH và ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 19/12/2003

GĐ/Sở hữu website Vũ Quang Khánh

logoSaleNoti

Địa Chỉ Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối A - Xã Trưng Trắc - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

VPGD: Tầng 8, Toà nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0243.827.1389 / 0973.318.335

Email: pkd.goldcup@donggiang.vn

Website: goldcup.com.vn - ngockhanh.vn