logo
endland viet nam
maincontent
Trang chủ Kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội

maincontent

Đảm bảo truyền tải điện an toàn cho các tỉnh phía Bắc

Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) cho biết, năm 2019, sản lượng điện truyền tải qua lưới của PTC1 đạt 84,5 tỷ kWh, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2018. 

Công tác vận hành lưới điện truyền tải của PTC1 đã từng bước được cải thiện khi đưa vào nhiều dự án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng công suất khắc phục phần nào tình trạng vận hành đầy và quá tải. Chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất điện năng là 2%, PTC1 không những đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 mà còn vượt chỉ tiêu TTĐN năm 2020 trước 1 năm (EVNNPT giao kế hoạch giai đoạn 2018-2020 là 2,02%)

Công ty đã quyết liệt triển khai các biện pháp để giảm thiểu sự cố. Tổng số vụ sự cố năm 2019 của Công ty là 49 vụ (trong đó có 32 vụ sự cố đường dây, 17 vụ sự cố trạm biến áp). So với năm 2018, tổng số vụ sự cố đường dây và trạm biến áp giảm 34 vụ (tương ứng giảm 41% số vụ sự cố). Các sự cố đều được Công ty phân tích, xem xét nguyên nhân và trách nhiệm để đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời, phòng ngừa các sự cố tương tự có thể xảy ra. 

Trong công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; các trình tự thủ tục trong công tác chuẩn bị đầu tư hết sức phức tạp, kéo dài, công tác đấu thầu gặp nhiều vướng mắc, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn, phức tạp…Tuy nhiên, Công ty đã thực hiện khởi công và đóng điện được nhiều dự án vượt tiến độ góp phần vào thành tích chung của toàn EVNNPT và nâng cao năng lực vận hành lưới điện truyền tải, giảm tổn thất điện năng.

Năm 2020, Công ty đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và tài chính. Trong đó phấn đấu sản lượng điện truyền tải đạt 92,283 tỷ kWh, phấn đấu tổn thất thấp hơn 2,02%. Thực hiện các chỉ tiêu sự cố đường dây và trạm biến áp thấp hơn so với Tổng công ty giao, không để xảy ra sự cố chủ quan. Hoàn thành 100% kế hoạch trung tâm điều khiển xa và trạm biến áp không người trực. Hoàn thành theo đúng danh mục và giá trị kế hoạch sửa chữa lớn Tổng công ty giao: 337 hạng mục với giá trị là 289,672 tỷ đồng. Thực hiện quyết liệt các giải pháp để đảm bảo chất lượng và tiến độ các dự án đầu tư xây dựng theo kế hoạch: Thực hiện 44 dự án với giá trị kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2020 là 437,261 tỷ đồng. Khởi công 3 dự án; đóng điện 6 dự án; quyết toán dự án hoàn thành 10 dự án. Tiếp tục đẩy mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại EVNNPT.

Để đạt được mục tiêu trên, Công ty tập trung mọi nỗ lực và phương tiện để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, tin cậy các đường dây và trạm biến áp, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc - Nam. Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, kiểm tra, thí nghiệm định kỳ, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. Tập trung nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu sự cố, đặc biệt đối với các sự cố do nguyên nhân chủ quan, sự cố do sét, sự cố do chất lượng thiết bị. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền tải điện: để nâng cao độ tin cậy, ổn định hệ thống truyền tải điện và nâng cao năng suất lao động. Tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng thiết kế và thi công lắp đặt, thí nghiệm, nghiệm thu công trình. Kiên quyết không cho phép đóng điện và không tiếp nhận đối với các công trình không đủ tiêu chuẩn vận hành. Triển khai ngay các nội dung trong phương án ngăn ngừa sự cố để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy đường dây và trạm biến áp ngay từ những tháng đầu năm, giảm thiểu sự cố trên lưới điện truyền tải. Tuyệt đối không được để xảy ra sự cố do lỗi chủ quan, tai nạn lao động. Các sự cố phải được tổ chức khắc phục nhanh, điều tra tìm ra nguyên nhân và phân tích, rút kinh nghiệm để ngăn ngừa tránh sự cố lặp lại. Thực hiện đúng quy định về thông tin, báo cáo, phân tích các sự cố. Nghiêm túc tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến sự cố do lỗi chủ quan và thông báo đến các đơn vị cơ sở, các trạm biến áp, đội truyền tải điện. Khi phổ biến phải phân tích rõ nguyên nhân, liên hệ với thực tế đơn vị mình, có ý kiến của CBCNV tham gia họp để thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Icon.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa X về tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn

 

Tháng 11/1997 là một dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho việc phát triển lưới điện hạ áp nông thôn của Việt Nam khi Nghị quyết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X (tháng 11/1997) đã nêu: “Giao cho ngành Điện xây dựng quy chế trực tiếp quản lý lưới điện nông thôn, tính lại giá bán điện hợp lý, trước mắt công bố giá trần áp dụng đối với nông thôn; cùng các Bộ hữu quan lập phương án trình Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng các công trình điện nông thôn theo tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và đến Nghị quyết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa X (từ 28/10-2/1998) đã cụ thể hóa một trong những chỉ tiêu quan trọng: “Phấn đấu nâng số xã có điện lên 71%. Ban hành quy chế ngành điện lực trực tiếp quản lý lưới điện nông thôn”. Song hành với đó là các chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ trong việc hiện thực hóa các chỉ tiêu về lưới điện hạ áp nông thôn thông qua hàng loạt các Quyết định, cơ chế chính sách.

Đến nay, sau 22 năm thực hiện và triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X, ngành Điện Việt Nam mà trực tiếp là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện tốt và đưa lưới điện hạ áp nông thôn về đích trước thời gian mà Quốc hội quy định.

Từ khi thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam năm 1995 và nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn luôn được EVN đặc biệt quan tâm trú trọng, một mặt EVN tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện cấp điện cho các huyện, xã, hộ dân chưa có điện nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện, một mặt tăng cường công tác quản lý cung cấp điện sau khi lưới điện được xây dựng thông qua việc tiếp nhận quản lý lưới điện hạ áp nông thôn để các hộ dân được sử dụng điện có chất lượng và mua điện theo giá do Chính phủ qui định.

Vào thời điểm những năm 1997, điện l­ưới quốc gia mới được cung cấp đến 426/470 huyện đạt tỷ lệ 90,6%; 5.698/9.022 xã đạt tỷ lệ 63,2% và 6.031/11.881 nghìn hộ dân nông thôn sử dụng điện l­ưới quốc gia – tức là mới chỉ có 50,76% hộ dân nông thôn cả nước tương đương hơn 30 triệu người chưa được sử dụng điện. Nhưng đến năm 2010 cả nước đã có 100% số huyện có điện, năm 2018 có 100% xã có điện và đến nay năm 2019 có 99,47% hộ dân có điện trong đó có 99,18% hộ dân nông thôn có điện. Mức độ phủ điện của Việt Nam đã cao hơn một số nước trong khu vực như Philippine 93%, Indonexia 98,1%, Ấn Độ 92,6%, Lào 93,6%.

Khi tổng kết 15 năm điện khí hóa nông thôn và vận động ODA cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Điện khí hóa nông thôn, bà Victoria Kwa Kwa, nguyên Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã cho biết, Việt Nam đã thành công rất ấn tượng trong điện khí hóa nông thôn, trở thành mô hình mà WB muốn nhân rộng ở nhiều nước.

Để có được kết quả khả quan và đáng khích lệ về Lưới điện hạ áp nông thôn trong thời gian qua, EVN ta đã thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ để cải tạo và đầu tư xây dựng mới lưới điện nông thôn. Tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 120.000 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn vay ODA của các Tổ chức quốc tế hơn 78.300 tỉ đồng (tương đương 3,7 tỷ USD). Cùng với tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn thôn, EVN cũng thực hiện tiếp nhận lưới điện và cung cấp điện trực tiếp tại 11/12 huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vỹ, Vân Đồn, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Kiên Hải. Sau khi tiếp nhận, EVN đã đầu tư tăng cường hệ thống điện, cấp điện bằng lưới điện quốc gia cho các huyện đảo với tổng vốn đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng. 

Công tác tăng cường công tác quản lý cung cấp điện tại khu vực nông thôn được EVN thực hiện giải pháp phối hợp với các địa phương tập trung tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn thôn, giải quyết những bất cập khi các Tổ chức quản lý điện địa phương không đủ năng lực quản lý, hộ dân nông thôn phải đóng góp nhiều chi phí và mua điện với giá cao. Từ xuất phát điểm EVN chỉ quản lý bán điện trực tiếp tại 2.126/8.841 xã có điện chiếm tỷ lệ 24%, EVN đã thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của hơn 6.000 xã, cung cấp điện trực tiếp tới các hộ dân nông thôn. Sau khi EVN tiếp nhận cải tạo đầu tư tối thiểu bình quân mỗi xã khoảng 1,5 tỷ đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng điện ngay sau khi tiếp nhận và xây dựng kế hoạch đầu tư cho mỗi xã khoảng 5-10 tỷ đồng hoàn chỉnh hệ thống điện.

Với tỷ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có điện, việc chuyển cho EVN tiếp nhận và vận hành lưới điện hạ áp nông thôn đã cho thấy sự đúng đắn, kịp thời trong việc thay đổi cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn. Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, tăng tỷ lệ hộ dân được cung cấp điện lên tới 99,18% đã góp phần thực hiện thành công Chương trình Nông thôn mới, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế tại mọi vùng miền tổ quốc, riêng lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã tiếp đà tăng trưởng tốt trên 2% liên tục trong 5 năm qua. Những nỗ lực của EVN cũng đã được Đảng và Chính phủ ghi nhận với việc được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020 ./.

(evn.com.vn)

 

 

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Sứ mệnh hiện thực hóa mục tiêu thắp sáng mọi miền Tổ quốc

Với nhiệm vụ chính trị được Đảng và Chính phủ giao về việc đưa điện lưới quốc gia về đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo xa xôi là hành trình đầy gian nan, vất vả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhưng cũng hết sức đáng tự hào. Đối với các dự án có ý nghĩa chính trị xã hội để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân, EVN cũng chịu không ít áp lực về cân đối hiệu quả kinh tế. Nhưng xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao phó, những năm qua, EVN luôn nâng cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện thành công nhiều dự án đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo. Dòng điện đã đánh thức tiềm năng của các địa phương và góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia.

Trong điều kiện của nước đang phát triển, phải đối diện với rất nhiều rào cản về công nghệ, nguồn vốn, trình độ quản lý, tỷ lệ 100% số xã có điện, hơn 99,47% số hộ dân có điện, trong đó có 99,18% số hộ nông dân có điện, đây có thể xem như là một thành quả “thần kỳ” dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của Chính phủ và đặc biệt là việc thực thi nhiệm vụ của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, mức độ phủ điện đến các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo của Việt Nam là thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.

Ánh điện đã đến khắp vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của Tổ quốc

Điện vượt núi cao, sóng xa, thắp sáng mọi miền Tổ quốc

Trở lại xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hôm nay, chúng ta không còn thấy bóng dáng của vùng miền núi nghèo xác xơ. Những đêm ở Phìn Ngan cũng bớt tối tăm, cô quạnh hơn, bởi thấy ánh điện bừng sáng ở đâu đó dọc đường, hay trong những ngôi nhà có tiếng râm ran của những chiếc đài, chiếc ti vi, tiếng của máy xay xát đang chạy ro ro.

Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Tần Láo Tả hồ hởi cho biết: Cuối năm 2007, điện đã về với các thôn bản của xã Phìn Ngan. Tất cả người dân trong xã vỡ òa trong niềm vui sướng, bởi ước mong có điện từ bao đời nay đã trở thành hiện thực. Từ khi có điện lưới quốc gia, đời sống của hơn 600 hộ dân sinh sống với hơn 2.500 nhân khẩu là người dân tộc Dao đã từng bước được nâng cao. Điện về, không chỉ mang theo ánh sáng văn hóa, các thông tin thời sự được cập nhật tốt hơn, mà có điện người dân có thể thay đổi tập quán sản xuất. “Nhiều bà con xã Phìn Ngan đã thực sự thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, xay xát, sản xuất gạch không nung được hưởng lợi từ điện, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân"- ông Tần Láo Tả cho biết.

Nhiều năm qua, theo chân người thợ điện, vượt qua những con đường dốc đứng, chông chênh, gập ghềnh điện đã về thắp sáng khắp các thôn, bản hẻo lánh xa xôi của tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Sơn La, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Nông, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang…

Điện không chỉ về với núi mà còn vượt sóng, vươn xa ra hải đảo. Bắt đầu từ đảo Cát Hải (Hải Phòng) vào năm 1991, hành trình vượt sóng đưa điện ra đảo của EVN đã đến với các huyện đảo của mọi miền Tổ quốc như Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc (Kiên Giang), huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa)... Đến nay, 11/12 huyện đảo, 100% số xã đảo trên toàn quốc đã có điện.

Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam  cho biết, hiện nay, mức độ phủ điện của Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực. EVN đã cấp điện đến 100% số xã, trong đó có 8.072/8.902 xã (khoảng 90,7%) trên cả nước đạt tiêu chí số 4 về Nông thôn mới, tăng gần 46% so với năm 2010. Số hộ dân có điện sử dụng điện tăng từ 97,31% tương ứng 19 triệu hộ (năm 2010) lên 99,47% tương ứng 27,41 triệu hộ (6-2019). Trong đó, số hộ dân nông thôn có điện sử dụng tăng từ 96,29% tương ứng 13,26 triệu hộ (năm 2010) lên 99,18% tương ứng 16,98 triệu hộ (6-2019).

Việc đầu tư phát triển điện khí hóa nông thôn trong 10 năm qua đã thay đổi đáng kể tình hình cung cấp điện về vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, mười năm trước đây, ở nhiều vùng nông thôn hệ thống lưới điện ở tình trạng xập xệ cột tre, cột gỗ, dây dẫn nhỏ, chắp vá, tới nay sau khi được ngành điện tiếp nhận và đầu tư cải tạo nâng cấp, lưới điện đã được chỉnh trang, các hộ dân được cung cấp điện ổn định và an toàn. Cùng với đó, trước đây có nhiều mô hình quản lý điện nông thôn không đủ khả năng chuyên môn nghiệp vụ như Ban điện xã, Tổ điện dân lập, tư nhân đầu tư,…thì tới nay đã có trên 92% xã do ngành điện quản lý bán điện trực tiếp. Theo đó, người dân được mua điện theo đúng giá quy định của Chính phủ và hưởng các dịch vụ điện trực tiếp do ngành điện cung cấp. “Từ chương trình hiện đại hóa lưới điện nông thôn, nguồn điện ổn định, chất lượng, an toàn, người dân nông thôn có điều kiện áp dụng thành tựu khoa học công nghệ, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời mở rộng ngành nghề kinh doanh dịch vụ, tiến tới xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới”- ông Võ Quang Lâm nhấn mạnh.

Giai đoạn trước đây khi nhiều huyện đảo vẫn chưa có điện lưới quốc gia, trước khi EVN tiếp nhận và quản lý bán điện trực tiếp cho các đảo, người dân trên các đảo chỉ được cấp điện một số giờ trong ngày, từ các nguồn phát diesel. Công suất các nguồn điện cấp chủ yếu chỉ để phục vụ chiếu sáng và những sinh hoạt cần thiết tối thiểu của người dân. Sau khi được EVN tiếp nhận và quản lý bán điện trực tiếp, người dân trên đảo đã được cấp điện 24/24h. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là người dân được hưởng giá điện thống nhất trên toàn quốc, không phải chịu giá điện cao như trước đây (4.000 đồng/kWh - 6.000 đồng/kWh).

Kỳ tích ngành Điện

EVN được Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ giữ vai trò chính trong việc đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn thách thức, EVN đã nỗ lực cố gắng và hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao. EVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vai trò chủ đạo cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nâng cao chất lượng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân nông thôn.

Hành trình điện khí hóa nông thôn của EVN cũng được không ít chuyên gia quốc tế ghi nhận và đánh giá rất cao. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ông Ousmane Dione cho rằng, điện khí hóa nông thôn của Việt Nam là một kỳ tích. Tỷ lệ tiếp cận điện của Việt Nam đã tăng từ 14% vào năm 1993 lên tới hơn 99% vào năm 2018. Như vậy trong vòng 25 năm, đã có thêm hơn 14 triệu hộ gia đình hay 60 triệu người dân đã được hoà lưới điện quốc gia. “Việt Nam là một câu chuyện thành công trên toàn cầu về phát triển ngành năng lượng trong một vài thập kỷ vừa qua”- ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, trong thời gian qua, với tiêu chí “Điện lực đến với khách hàng”; “Khách hàng là trung tâm mọi hoạt động”, EVN đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ điện, dịch vụ khách hàng. Ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh EVN nhấn mạnh khách hàng trên mọi miền đất nước, bao gồm cả người dân ở khu vực nông thôn, đều được EVN phục vụ, chăm sóc 24/7 qua các trung tâm chăm sóc khách hàng. Hiện nay, nhờ sự đổi mới trong tư duy phục vụ và sự hỗ trợ của công nghệ, người dân ở nông thôn hay thành thị, đều có thể tiếp cận và sử dụng những dịch vụ điện của EVN theo cách thuận tiện nhất, minh bạch nhất, với chất lượng tốt nhất.

Nhìn lại chặng đường bền bỉ đưa điện thắp sáng đến những nơi xa xôi nhất, ông Lê Thành Chung - Trưởng ban Quản lý đầu tư EVN cho biết: Điện khí hóa nông thôn luôn là vấn đề có nhiều thách thức đối với EVN. Thực tế tại nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới bà con sống thưa thớt, có dự án kéo điện cả chục km chỉ cho vài chục hộ sử dụng. Hoá đơn tiền điện/hộ gia đình nhiều khi chưa tới 20.000 đồng, mà để thu được tiền nhân viên điện lực phải đi nửa ngày mới tới nơi, thì việc cân đối hiệu quả kinh tế với ngành điện thật khó khăn. “Đưa điện đến những vùng phụ tải không tập trung, sản lượng điện tiêu thụ thấp, suất đầu tư xây dựng lưới điện cao… đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh cầm chắc là không thể hiệu quả”- ông Chung bày tỏ.

Nhưng điện về mang theo nhiều ánh sáng văn hóa, giải phóng sức lao động. Điện đã góp phần để các địa phương phát huy các tiềm năng kinh tế trong du lịch, thương mại, nhiều DN đã đến đầu tư công nghiệp, dịch vụ …. giúp người dân tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Nhiều nhà đã có tivi, tủ lạnh, internet và cuộc sống đã nhờ thế khá hơn nhiều. Đặc biệt, điện là yếu tố không thể thiếu để phát triển các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề biển, hệ thống thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn trong chiến lược phát triển kinh tế biển, gắn kết với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng. Có điện đã mang đến sự thay đổi toàn diện bộ mặt của các vùng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.  Những hiệu quả xã hội này không thể đo đếm đơn thuần bằng tiền. Chính vì vậy, những năm qua, EVN luôn  đặt mục tiêu an sinh xã hội lên trên lợi ích doanh nghiệp, nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó”.

(evn.com.vn)

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Dự án đèn năng lượng mặt trời trên quốc lộ

Đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành công trình đèn chiếu sáng trên đoạn QL1.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Sở Giao thông vận tải), dự án nhằm tạo ra mô hình chiếu sáng kiểu mẫu ứng dụng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Dự án thí điểm trên một số đoạn tuyến QL1, tuyến tránh TP Vĩnh Long và QL53 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long với tổng chiều dài 6,23km, được lắp đặt 314 bộ đèn Led sử dụng năng lượng mặt trời.

Cụ thể, tuyến tránh QL1 (từ km 2035+200 đến km 2037+310), lắp đặt 108 bộ đèn. Tuyến QL1, đoạn 1 (từ km 2043+300 đến km 2044+100), lắp đặt 52 bộ đèn/26 trụ, đoạn 2 (từ km 2048+200 đến km 2049+600), lắp đặt 90 bộ đèn/45 trụ.

Tuyến QL53, đoạn 1 (từ km 18+700 đến km 19+950) lắp đặt 42 bộ đèn, đoạn 2 (từ km 23+000 đến km 23+660), lắp đặt 22 bộ đèn. Tổng mức đầu tư hơn 37 tỉ đồng, từ nguồn vốn ODA. Bộ đèn gồm trụ, pin năng lượng, bình trữ điện và bóng đèn Led.

Với công suất 50w, bóng đèn sẽ tạo ra quang thông tương đương bóng compact- 250w, bóng sợi đốt- 1200w và bóng cao áp sudium- 350w và có tuổi thọ lớn hơn rất nhiều so với các loại bóng chiếu sáng trước đây.

Trụ đèn đôi chiếu sáng hai bên trên QL1 tạo mỹ quan và thông thoáng.

Chị Phạm Hồng Huệ - người dân sinh sống gần điểm nút giao tuyến tránh và đường liên xã Tân Hạnh - Tân Ngãi, cho biết: “Đèn sáng lắm, ánh sáng trắng dễ chịu và nhìn vui lắm. Ở đây ai cũng phấn khởi chứ không riêng gì gia đình tôi. Trước đây, đây là giao lộ rộng chưa có đèn đường, nên ban đêm người và xe sang đường ớn lắm. Đường tối vừa sợ tai nạn giao thông, vừa sợ cướp giật, trộm… Từ khi hệ thống đèn này chiếu sáng,  người dân qua lại ngã tư này cũng yên tâm hơn rất nhiều”.

Ông Hồ Minh Trí - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Sở Giao thông vận tải), cho biết: “Có được hệ thống chiếu sáng công cộng và cảnh báo an toàn giao thông sử dụng năng lượng mặt trời mới dựa vào nguồn năng lượng tái tạo, đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu chiếu sáng công cộng vào ban đêm và đây sẽ là hình mẫu để cung cấp các thông số kỹ thuật cơ bản, các kết quả khoa học, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển mở rộng có thể triển khai nhân rộng trong toàn tỉnh sau này.

Dự án nhằm góp phần tăng cường khả năng lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông trong cả ngày và đêm, hiện đại hóa công tác quản lý ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động vận tải, góp phần thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh”.

Việc xây dựng mô hình sử dụng năng lượng mặt trời để phục vụ chiếu sáng công cộng là rất cần thiết và phù hợp với chủ trương tiết kiệm điện năng của quốc gia, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh và của Chính phủ về định hướng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo trong điện sinh hoạt, thắp sáng, nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng điện và bảo vệ môi trường.

Đây cũng là một mô hình điển hình thiết thực nhất để truyên truyền đến nhân dân về tính hiệu quả của việc xây dựng hệ thống pin mặt trời kết hợp nối lưới điện để tiết kiệm năng lượng điện sử dụng trong hộ gia đình, góp phần tiết kiệm điện năng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà.

Theo Báo Vĩnh Long

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Theo đó, EVNHANOI sẽ không thực hiện ngừng giảm cung cấp điện để nâng cấp lưới điện từ 0h00’ ngày 15/01/2020 (tức ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Hợi) đến 24h ngày 30/01/2020 (tức ngày 06 Tết năm Canh Tý) và trong ngày 03/02/2020 (kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam); Đồng thời xây dựng các phương án đảm bảo điện (có dự phòng) cho các địa điểm diễn ra Lễ Hội truyền thống, điểm bắn pháo hoa, hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi, các tuyến đường được Thành phố trang trí ánh sáng…; Tăng cường lực lượng ứng trực, xử lý sự cố, sửa chữa điện trong suốt thời gian nói trên. Những địa điểm quan trọng sẽ được cấp 02 nguồn điện lưới hoặc có máy phát điện dự phòng. Cùng với đó, các trọng điểm như Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, Phủ Thủ tướng, các Đại sứ quán, UBND Thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng được đảm bảo điện một cách thường xuyên

EVNHANOI cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Tổng công ty tăng cường bố trí lực lượng ứng trực 24/24, chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị dự phòng sẵn sàng xử lý mọi tình huống trong các ngày lễ. Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP Hà Nội theo dõi công suất phụ tải, lập phương thức cung cấp điện hợp lý, linh hoạt trong các ngày từ 15/01 đến 30/01/2020 và trong ngày 03/02/2020. Công ty lưới điện cao thế TP Hà Nội tổ chức kiểm tra toàn diện các trạm biến áp, các đường dây 110kV, 220kV. Đặc biệt, kiểm tra hành lang an toàn lưới điện cao áp cấp cho các trạm 110kV, 220kV trọng điểm, không để xảy ra sự cố do hành lang tuyến cáp bị vi phạm.

Các Công ty Điện lực tăng cường lực lượng ứng trực xử lý sự cố, sửa chữa điện phục vụ nhân dân Thủ đô trong dịp Tết nguyên đán năm 2020

Đối với các Công ty Điện lực trực thuộc EVNHANOI chủ động kiểm tra các trạm biến áp, trạm trung gian, các đường dây trung, hạ thế, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục. Bố trí lực lượng trực vận hành tại các điểm đảm bảo điện, chuẩn bị đầy đủ các máy phát điện sẵn sàng làm việc để dự phòng cho xử lý sự cố. Kiểm tra phương tiện phòng chống cháy nổ tăng cường cho các trạm trọng điểm, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn sử dụng điện an toàn, hiệu quả, phóng chống cháy nổ đến nhân dân, khách hàng sử dụng điện trên địa bàn đơn vị quản lý…

Bên cạnh đó, EVNHANOI cũng khuyến nghị khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô tắt bớt các thiết bị điện khi không sử dụng; Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc tránh quá tải; đồng thời không bắn các loại pháo giấy có tráng kim loại, không thả đèn trời, thả diều, đồ chơi - thiết bị bay tại các khu vực có đường dây thiết bị lưới điện và trạm điện; Không lạm dụng cột điện, trạm điện làm hàng quán và các hình thức kinh doanh khác để tránh sự nguy hiểm nếu có sự cố.

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện, an toàn hành lang lưới điện và phòng chống cháy nổ cho nhân dân trên địa bàn Thủ đô

Để được phục vụ, hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các nhu cầu về điện, khách hàng trên địa bàn Thủ đô liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNHANOI theo số hotline 19001288 (phục vụ 24/7).

(evnhanoi.vn)

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Lưu ý khi lựa chọn dây cáp điện

 

1. Điện trở của dây

Khi lựa chọn dây cáp điện, yếu tố quan trọng nhất cần chú ý đó chính là điện trở của dây. Người tiêu dùng nên chọn loại dây dẫn có chất liệu là đồng hoặc nhôm nguyên chất để đảm bảo điện trở của dây khi hoạt động là thấp nhất có thể. Điện trở thấp đảm bảo giảm đi nguy cơ chập điện, cháy nổ và các sự cố nguy hiểm khác có thể xảy ra với người tiêu dùng.

Ngoài ra khi ruột đồng của dây cáp có chất lượng không đạt tiêu chuẩn có thể làm phát sinh những hư hỏng, chập mạch do không thể chịu nổi áp lực, nhiệt lượng của nguồn điện, có thể gây cháy nổ, và ruột đồng kém chất lượng còn khiến cho việc nối lắp vào nguồn điện trở nên khó khăn hơn rất nhiều, tuổi thọ của sản phẩm cũng không thể duy trì được trong thời gian dài.

2. Tiết diện của dây

Dây cáp điện phải được thiết kế có tiết diện phù hợp. Tiết diện quá nhỏ cũng làm cho dây cáp điện tiêu tốn nhiều điện năng và giảm sụt áp trên đường dây thấp hơn so với mức quy định. Vì thế, khi lựa chọn sử dụng dây cáp điện, người tiêu dùng nên dùng những loại dây cáp có tiết diện vừa phải đủ để chịu đựng được những áp lực và tác động từ bên ngoài cũng như từ nguồn điện tạo nên.

3. Vỏ cách điện

Người tiêu dùng cũng nên quan sát kỹ lưỡng lớp nhựa bên ngoài của sản phẩm. Dây cáp điện chất lượng cao thường sẽ có vỏ ngoài bóng, láng. Dây cáp điện tốt sở hữu lớp nhựa cách điện có độ dẻo cao, khó bị đứt và có thể kéo dài so với chiều dài ban đầu. Những loại dây cáp điện thông thường sẽ bị nứt khi người tiêu dùng bẻ gập hoặc xoắn nút, còn những dòng dây cao cấp sẽ không xảy ra tình trạng trên.

4. Tem nhãn

Khi mua dây cáp điện, người tiêu dùng nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín và nhận được nhiều sự tin dùng của người tiêu dùng. Không nên lựa chọn những loại sản phẩm dây cáp điện không có nhãn hiệu, bao bì, không có tên nhà sản xuất cũng như địa chỉ nơi cung cấp sản phẩm.

Nên chọn những loại dây cáp điện có in trên thân dây những thông tin cần thiết cũng như là nhãn hiệu, tên loại dây là gì, tiết diện bao nhiêu, cấu trúc ruột dẫn của dây ra sao (số sợi và đường kính mỗi sợi), và cuối cùng là tiêu chuẩn sản xuất.

Dây và Cáp điện GOLDCUP là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại và từ nguyên liệu chuẩn chất lượng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, mang tới nhiều ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn đời sống với khả năng truyền tải điện năng ổn định, an toàn cao.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý và vận hành truyền tải điện

Theo đó, Tổng Công ty tiếp tục triển khai áp dụng các công nghệ và thiết bị mới, hiện đại trong quá trình quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành. Đẩy mạnh ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát, chương trình giám sát máy biến áp (MBA) vào quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, giám sát vận hành đường dây và trạm biến áp (TBA). 
 
Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi sang TBA không người trực theo kế hoạch được giao, Tổng Công ty nghiên cứu và thực hiện các giải pháp giám sát tình trạng vận hành của từng thiết bị, phần tử trên lưới điện thời gian thực, giám sát nhiệt độ đường dây, khả năng mang tải, độ võng, từ đó tính toán chính xác khả năng mang tải của đường dây theo thời gian thực.
 
 
Bên cạnh đó, Tổng Công ty nghiên cứu và thực hiện các giải pháp giám sát thông tin về hành lang, các công trình trên lưới, trào lưu công suất theo khu vực địa lý, tình hình thời tiết tại các TBA và ở những khu vực có đường dây đi qua, dự báo phụ tải trong từng thời điểm của ngày. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành nghiên cứu xây dựng hệ thống điều khiển tích hợp TBA để triển khai tại các TBA của EVNNPT.
 
Năm nay, Tổng Công ty cũng nghiên cứu xây dựng TBA số, chuyển đổi sang TBA số với lộ trình phù hợp; Từng bước triển khai chương trình giám sát MBA tùy theo mức độ quan trọng cung cấp điện. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động, chương trình hợp tác Quốc tế để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến. Tăng cường sử dụng, khai thác tối đa các điều khoản về chuyển giao công nghệ, đào tạo trong các hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị, đảm bảo làm chủ công nghệ sau khi tiếp nhận và tự nâng cấp, mở rộng khi cần thiết, tránh lệ thuộc vào nhà cung cấp.   
 
Năm 2019, EVNNPT đã hoàn thành xây dựng Chiến lược ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền tải điện; hoàn thành các dự án và đề án về trang bị các hệ thống giám sát máy biến áp; Thiết bị định vị sự cố; Trang bị hệ thống quan trắc, giám sát cảnh báo sét; Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, giám sát đường dây; Tính toán tối ưu dung lượng bù trên lưới 500 kV; Xây dựng Tiêu chuẩn thiết bị trên lưới điện truyền tải; Quy trình vận hành và bảo trì các công trình lưới điện.
 
Trên thực tế, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được EVNNPT quan tâm đẩy mạnh trong nhiều năm qua với những kết quả đáng ghi nhận như đã hoàn thành và tập trung triển khai các Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại EVNNPT”, đề án “Lưới điện thông minh của EVNNPT”. Áp dụng rộng rãi các chương trình phần mềm quản lý như các chương trình ERP, Quản lý kỹ thuật, Phần mềm thu thập, quản lý dữ liệu đo đếm từ xa và theo dõi, phân tích tổn thất điện năng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng; triển khai báo cáo điện tử, chữ ký điện tử và eOffice 3.0 trong toàn EVNNPT.
 
Tổng Công ty cũng hoàn thành 27 TBA điều khiển xa; hoàn thành xây dựng Trung tâm dữ liệu; Đang tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin để đưa vào sử dụng trong thời gian tới như: Chương trình quản lý tài sản, Hệ thống giám sát khả năng tải của đường dây, Chương trình quản lý thông tin bản đồ GIS... 
 
Cùng với việc hoàn thành xây dựng và đang triển khai thực hiện Chiến lược Ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền tải điện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040, Tổng Công ty còn hoàn thành trang bị 4 bộ thiết bị giám sát MBA 500 kV tại các TBA 500 kV: Phú Lâm, Pleiku 2, Đà Nẵng và Hiệp Hòa để theo dõi, đánh giá tổng thể tình trạng vận hành của các MBA. 
 
Hiện nay, Tổng công ty  đã đưa vào hoạt động hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo sét tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ. Hệ thống này đang được khai thác hiệu quả thông qua việc cung cấp thông tin vị trí sét đánh, từ đó có thể tìm kiếm nhanh điểm sự cố; hỗ trợ tính toán, đánh giá, phân tích sự cố do sét để tìm ra các giải pháp giảm sự cố do sét.
 
Cùng với đó, đang triển khai ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để hỗ trợ công tác quản lý vận hành đường dây nhằm tăng năng suất lao động và giảm nguy cơ tai nạn lao động do trèo cao đối với công nhân quản lý vận hành. Ngoài ra, đã ban hành 21 bộ quy định đặc tính kỹ thuật của các thiết bị trên lưới truyền tải điện nhằm chuẩn hóa, thống nhất công tác mua sắm vật tư thiết bị, qua đó nâng cao độ an toàn, tin cậy trong vận hành.
Tin tức ngành điện
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Tiết kiệm điện: Nhìn từ hai phía cung – cầu

Theo dự báo từ Bộ Công Thương, các năm 2021-2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, song hệ thống điện vẫn khó đáp ứng được nhu cầu phụ tải tiếp tục tăng cao như hiện nay. Cùng với đó, nhiều dự án điện vẫn ở trong tình trạng chậm tiến độ, chưa thể đưa vào hoạt động.
 
Ngay từ nhiều năm trước và hiện tại, để ứng phó với thiếu hụt năng lượng, các ngành nghề tiêu tốn năng lượng như thép, xi măng, sản xuất chế tạo... đã tìm ra hướng đi, đầu tư để tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
 
 
Nhu cầu bức thiết
 
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp đang chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.
 
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay các nguồn năng lượng sơ cấp không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ năm 2023.
 
Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong thời gian tới sẽ giảm nhiều so với trước đây, khoảng 8,5% trong giai đoạn 2021-2025 và khoảng 7,5% trong giai đoạn 2026-2030 nhưng nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống vẫn rất cao. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cung ứng điện.
 
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với tốc độ tăng trưởng phụ tải như hiện nay, mỗi năm cần sản suất bổ sung khoảng 3.000 - 4.000 MW công suất từ các dự án nguồn điện đưa vào vận hành thương mại. Trong khi đó, hiện nay nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, gây khó khăn cho tình hình cung cấp điện.
 
Do đó, giải pháp thiết thực lúc này là các doanh nghiệp và người dân phải chủ động tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm cho mình và cho đất nước. 
 
"Khối sản xuất công nghiệp sử dụng gần một nửa tổng sản lượng điện cả nước, tức là khoảng 100 tỷ kWh/năm. Nếu các doanh nghiệp có thể chung tay tiết kiệm 1%, tương đương giảm 1 tỷ kWh/năm, thì số tiền tiết kiệm được là 1.600 tỷ đồng”, ông Võ Quang Lâm nói.
 
Theo ông Hồ Mạnh Tuấn, đại diện Tổng công ty Điện lực miền Bắc, để đẩy mạnh việc tiết kiệm điện, hàng năm, tổng công ty đều xây dựng kế hoạch và phối hợp với chính quyền địa phương, các Sở Công Thương... để tuyên truyền rộng rãi những giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là các giờ cao điểm.
 
“Hàng tháng, chúng tôi tổ chức thống kê theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài Chính và UBND tỉnh để có biện pháp đối với đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện, đồng thời gửi cho Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty đưa lên website”, ông Tuấn nói.
 
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay, khoảng 30% sản lượng điện dành cho chiếu sáng (dân dụng, công cộng…), chỉ cần tiết kiệm một nửa số điện hiện dùng bằng công nghệ đèn Led... sẽ tiết kiệm tương đương việc phải xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất khoảng 4.000MW... Do vậy, tiết kiệm từ nguồn cầu sử dụng điện phải là giải pháp ưu tiên hàng đầu, thay vì việc đi tìm kiếm hay chỉ tập trung xây dựng thêm các nhà máy điện.
 
 
Tự thân doanh nghiệp
 
Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp đã không còn là mới mẻ. Tiền điện cũng luôn là yếu tố cấu thành chi phí và quyết định phần nào sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dành nhiều quan tâm và đầu tư cho việc này.
 
Tại Khu liên hợp sản xuất Gang thép Dung Quất – Quảng Ngãi, ông Hồ Đức Thọ, Phó giám đốc Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, áp dụng công nghệ mới ngoài việc giúp công ty tiết kiệm lượng lớn điện tiêu thụ, còn giúp thân thiện môi trường, đơn cử như giải pháp công nghệ tuần hoàn khép kín. Giải pháp này được áp dụng cho cả hai Khu liên hợp Sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư các dự án.
 
Hiện Khu liên hợp sản xuất Gang thép Dung Quất – Quảng Ngãi trang bị công nghệ lò cao được khép kín 100%, không xả thải ra môi trường, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải đều được xử lý triệt để, tuần hoàn tái sử dụng, không xả nước sản xuất ra môi trường.
 
Ông Hồ Đức Thọ cho hay, khu liên hợp cũng lựa chọn công nghệ luyện than cốc thu hồi nhiệt siêu sạch tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thân thiện với môi trường. Đây là công nghệ sản xuất than cốc sạch thu hồi nhiệt đạt các tiêu chuẩn môi trường theo cơ chế phát triển sạch, giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto.
 
Công nghệ này triệt tiêu toàn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại sinh ra từ quá trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện.
 
Theo ông Hồ Đức Thọ, việc sử dụng công nghệ thu hồi nhiệt chạy máy phát điện trong nội bộ khu liên hiệp sẽ giúp Hòa Phát Dung Quất tự chủ khoảng 70% tổng nhu cầu điện sản xuất. Điện tiết kiệm được sẽ giúp doanh nghiệp tăng cạnh tranh. Đây cũng là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp nếu muốn phát triển một cách bền vững.
 
Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát cũng đang tích cực cùng Công ty Điện lực Quảng Ngãi tham gia điều chỉnh phụ tải điện phi thương mại để sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn.
 
Một Tập đoàn khác cũng đi đầu và đẩy mạnh tiết giảm lượng điện năng tiêu thụ trong sản xuất là Sơn Hà. Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà, Tập đoàn áp dụng các biện pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng, giúp giảm 30% chi phí năng lượng cho sản xuất.
 
Ông Sơn cho hay, những sáng kiến như: thay thế toàn bộ đèn Led trong nhà xưởng, thiết kế khu sản xuất tận dụng ánh sáng mặt trời, lắp đặt điện mặt trời áp mái hay nhiều công đoạn sản xuất ứng dụng công nghệ 4.0, robot, giúp tăng năng suất gấp 15-20 lần so với trước đây, đồng thời tiết kiệm điện hơn rất nhiều.
 
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, muốn tiết kiệm điện, ngoài việc cải tiến, sắp xếp sản xuất thì hiệu quả nhất vẫn là đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất. Nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Doanh nghiệp, người dân đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện tiết kiệm thành công. Tuy nhiên, ông Sưa cho rằng, phía nhà nước, các cơ quan chức năng cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện và ngược lại là xử phạt các doanh nghiệp tiêu tốn điện năng...
 
Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội thông qua triển khai đồng bộ và triệt để các giải pháp quản lý, kỹ thuật, tập trung vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, loại bỏ các trang thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng..
TTXVN
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Việt Nam ở đâu trong chuỗi cung ứng linh kiện ô tô toàn cầu?

Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh (Văn Lâm, Hưng Yên) xuất khẩu sản phẩm dây điện cao cấp dùng cho ô tô thương hiệu GOLDCUP

Gia công là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Muốn công nghiệp ô tô phát triển, giá xe rẻ đi thì công nghiệp phụ trợ trong nước phải phát triển. Chúng ta có những lợi thế ở ngành công nghiệp phụ trợ như nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí thấp, giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất tới nhà máy so với linh kiện nhập khẩu. Để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ hơn nữa, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn để giảm giá thành linh kiện sản xuất trong nước."
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA)

Dữ liệu từ Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho hay, trong số 5,645 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng linh kiện phụ tùng ô tô, mặt hàng dây điện đạt 2,753 tỷ USD, bộ linh kiện xe có động cơ đạt 1,33 tỷ USD, lốp xe đạt 978 triệu USD, ghế ngồi đạt 175 triệu USD…

Kim ngạch xuất khẩu giúp nhóm mặt hàng phụ tùng ô tô của Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong nhóm 10 sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất hiện nay. Các thị trường lớn nhất nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới như: Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Cụ thể, thị trường Nhật luôn đứng đầu về nhập khẩu phụ tùng ô tô từ Việt Nam như: Dây điện ô tô (1,77 tỷ USD), linh kiện thân xe (404 triệu USD), ghế ngồi (109 triệu USD). Đứng thứ hai là Mỹ, nhập từ Việt Nam các bộ phụ tùng như: Lốp xe (555 triệu USD), dây điện (512 triệu USD), linh kiện thân xe (248 triệu USD)…

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ công nghiệp (Cục Công nghiệp, Bộ Công thương), phụ tùng linh kiện ô tô của Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Trong đó nhóm sản phẩm như: Dây điện, lốp xe, chi tiết nhựa có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng qua từng năm.

Bà Thúy phân tích thêm, phần gia công sản phẩm tại Việt Nam thường là công đoạn phải làm bằng tay (manual) như: Uốn, bó, kẹp hoặc đánh bóng, cạo gờ ba-via của sản phẩm đúc từ nhựa. Tuy nhiên không thể phủ nhận là người Việt Nam rất khéo tay, DN Việt cũng sáng tạo trong quản lý sản xuất, trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Ông Huỳnh Tấn Quyền, Phó Tổng giám đốc Công ty Dây cáp điện Cadi-Sun chia sẻ: “Theo tôi biết thì phần lớn dây cáp điện ô tô xuất khẩu từ Việt Nam đều do các doanh nghiệp FDI thực hiện, tuy nhiên cũng có một phần sản phẩm, hoặc công đoạn để tạo ra sản phẩm được các doanh nghiệp FDI thuê lại các đơn vị trong nước và các công ty này được hưởng một phần giá trị OEM (giá trị của nhà sản xuất thiết bị gốc).

Dây điện dẫn đầu nhóm hàng linh kiện ô tô xuất khẩu

Dây chuyền sản xuất hiện đại của Mhà máy Dây điện Ô tô - Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh

Với 2,753 tỷ USD giá trị xuất khẩu của năm 2019, dây điện ô tô trở thành mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu trong nhóm linh kiện phụ tùng ô tô. Các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất lần lượt là: Nhật Bản (1,77 tỷ USD), Mỹ (512 triệu USD), Canada (201 triệu USD).

Điều ngạc nhiên là các thị trường được cho là cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam về linh kiện dây điện ô tô, cũng nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam như: Thái Lan (43 triệu USD), Trung Quốc (26 triệu USD), Hàn Quốc (79 triệu USD)…, chứng tỏ dây điện từ Việt Nam đang là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Công ty TNHH Dây và Cáp điện Ngọc Khánh (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) cho biết, toàn bộ các DN sản xuất dây điện dùng trong ô tô hiện đang sử dụng khoảng 25.000 công nhân. Tỷ lệ xuất khẩu của các DN này ra nước ngoài lên đến 90%.

Dây điện trong ô tô như Công ty Ngọc Khánh đang sản xuất là mắt xích đầu tiên trong bộ dây diện dùng trong ô tô (wire harness), chiếm 70% giá trị của một bộ dây điện ô tô hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, sản phẩm của những đơn vị nội địa 100% như Công ty Ngọc Khánh làm ra được xuất khẩu tại chỗ, tức là bán vào các khu chế xuất tại Việt Nam, cũng thực hiện các thủ tục mở tờ khai hải quan như hàng xuất khẩu thông thường.

“Hiện tại sản phẩm đang được cung cấp ổn định cho các nhà máy lắp ráp bộ dây harness của Tập đoàn Yazaki và sản phẩm cuối cùng được xuất tới các nhà máy lắp ráp ô tô của các hãng như: Toyota, Mazda, Honda, Subaru, Suzuki. Trong năm 2019, sản lượng xuất khẩu của công ty là 900 triệu mét dây điện ô tô các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 65 triệu USD”, lãnh đạo Công ty Ngọc Khánh cho hay.

Trong các khu chế xuất như Nomura ở Hải Phòng, sự hiện diện của những công ty FDI tầm cỡ thế giới như Tập đoàn Yazaki (nhà sản xuất bộ dây điện ô tô lớn nhất thế giới của Nhật Bản) đóng vai trò hoàn thiện nốt công đoạn cuối để tạo ra bộ sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó mới xuất đi nước ngoài. Tại Việt Nam, Yazaki có 1 nhà máy sản xuất dây cáp điện ô tô trong Khu chế xuất Nomura ở Hải Phòng và 2 nhà máy ở tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai.

Ngoài Yazaki, còn 2 đơn vị xuất khẩu bộ dây điện ô tô lớn tại Việt Nam là Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel (KCN Sài Đồng B, Hà Nội) và Công ty SumiDenso (KCN Đại An, Hải Dương) đều có vốn đầu tư từ Sumitomo Wiring Systems - tập đoàn sản xuất dây cáp điện hàng đầu Nhật Bản, có nhà máy ở 27 quốc gia trên thế giới.

Năm 2019 vừa qua, chỉ 3 DN này đã đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây điện ô tô xấp xỉ 2,1 tỷ USD. Bởi vậy, theo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan), lĩnh vực xuất khẩu dây điện ô tô có 2 cái tên là Sumi-Hanel và Yazaki nằm trong số 68 DN được ưu tiên trong lĩnh vực hải quan trên cả nước.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, về cơ bản phần giá trị gia tăng của Việt Nam trong sản phẩm như dây điện ô tô chính là lao động, tuy nhiên việc nỗ lực duy trì xuất khẩu liên tục, giữ được thị trường sẽ ngày càng định vị chắc chắn vị thế của ngành công nghiệp phụ trợ lắp ráp ô tô của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Báo Giao thông

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với Kinh tế - Xã hội

Để giá tác động của dịch viêm phổi cấp do COVID-19, cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngày 11/02/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để lắng nghe ý kiến về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giải pháp đề xuất hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp ứng phó với bệnh dịch do virus COVID-19. Đồng thời chủ trì cuộc họp với các thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn của Bộ trưởng, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ để đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh này đối với nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với kinh tế - xã hội Việt Nam

COVID-19: gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về ảnh hưởng của COVID-19 tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực, nhìn chung, các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, cộng với tác động từ dịch sẽ làm suy giảm nhanh hơn, đặc biệt tình trạng khi bệnh dịch kéo dài. Kinh tế Trung Quốc và toàn cầu thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỷ USD, do vai trò của kinh tế Trung Quốc hiện nay lớn hơn nhiều so với thời điểm diễn ra dịch SARS, chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu (trước đây khoảng 4%).

Cùng với đó, tính liên kết, kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới hiện nay chặt chẽ hơn nhiều so với thời điểm dịch SARS, nhất là về kết nối thương mại, đầu tư, du lịch, tài chính, giao thông. Hiệu ứng truyền thông sẽ khuếch đại tác động của dịch rộng và mạnh hơn do mức độ và phạm vi kết nối mạng tại Trung Quốc và trên thế giới sâu rộng hơn rất nhiều.

Những ngành, lĩnh vực chịu tác động của dịch đó là: Du lịch, thương mại, tiêu dùng, vận tải, nhất là ngành hàng không, bị tác động trực tiếp do việc hạn chế và cấm đi lại trong nội địa và giữa Trung Quốc với các quốc gia bên ngoài. Một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và khu vực có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc tạm thời bị gián đoạn, bị ảnh hưởng lớn nhất là chuỗi cung ứng thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, công nghệ cao, phụ tùng ô tô...

Đầu tư quốc tế chịu tác động dưới hai góc độ: Dòng đầu tư quốc tế vào Trung Quốc và đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài; Cộng hưởng với các rủi ro địa chính trị, dịch khiến cho môi trường chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu càng trở nên bất trắc, thúc đẩy tâm lý phòng vệ, co lại, do đó làm suy yếu động lực đầu tư. Xu hướng phân tán rủi ro trong đầu tư quốc tế sẽ được đẩy mạnh hơn theo hướng dần di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và sắp xếp lại mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Như vậy, dịch đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn và có đường biên giới dài với Trung Quốc, chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.

Tăng trưởng quý I/2020 dự báo là 4,52% nếu dịch được khống chế

Theo Báo cáo, ngoài việc bị ảnh hưởng từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực thì dịch còn ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do: tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, dịch cúm gia cầm H5N6, H5N1 trong thời gian tới, thẻ vàng xuất khẩu thủy sản khai thác biển do Ủy ban châu Âu đưa ra chưa được gỡ bỏ, dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu khống chế được dịch tả lợn châu Phi và chăn nuôi lợn hồi phục thì mức tăng trưởng ngành chăn nuôi sẽ tăng cao đặc biệt trong quý III và quý IV, hiệp định EVFTA được thông qua và sớm có hiệu lực thì hầu hết các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan, khuyến khích, thúc đẩy sản xuất trong nước do tăng cầu từ thị trường, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm gỗ.

Về sản xuất công nghiệp, các biện pháp kiểm dịch sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ cho ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước.

Đối với ngành da giày, nếu dịch diễn biến phức tạp kéo dài sang quý II sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên phụ liệu của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ phải nhập khẩu nguyên phụ liệu theo đường biên giới (đường bộ), ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giầy Việt Nam.

Về đầu tư, dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, do đó khi khu vực sản xuất bị ảnh hưởng, hoạt động đầu tư sẽ ngay lập tức bị tác động làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước. Các nhà đầu tư mới dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là đầu tư FDI, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối với các dự án đã đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư.

Diễn biến tình hình dịch viêm phổi cấp COVID-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, khó lường và chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi tác động. Dịch đã, đang và sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nước ta; ảnh hưởng tới tâm lý người dân trong xã hội, đặc biệt là lực lượng lao động, gây thiếu hụt lao động tức thời, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ.

Trong trường hợp khống chế được dịch trong quý I/2020 thì tăng trưởng của Việt Nam dự báo là 6,25% giảm 0,55 điểm % so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, trong đó quý I tăng 4,52%; quý II tăng 6,08%; quý III tăng 6,92% và quý IV tăng 6,81%. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II/2020 thì tăng trưởng của ta dự báo là 5,96% giảm 0,84 điểm % so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quý I/2020, trong đó quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%.

Toàn cảnh cuộc họp Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với kinh tế - xã hội Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức

“Không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp”

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước tình hình diễn biễn và ảnh hưởng của dịch, các quốc gia trong khu vực có cùng phản ứng phải ưu tiên cao nhất cho ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể, đồng thời triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động của dịch, chuẩn bị cho giai đoạn “hậu dịch” cả về y tế, kinh tế, xã hội và đối ngoại.

Việt Nam được quốc tế đánh giá rất kịp thời, nhanh, quyết liệt và hiệu quả trong việc phản ứng với tình hình dịch bệnh thời gian qua. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, trong đó các Bộ: Y Tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia, có những hành động kịp thời, hiệu quả đã góp phần quan trọng phòng, chống và kiểm soát dịch, ổn định tâm lý xã hội, hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu về y tế, kinh tế, xã hội và đối ngoại trong bối cảnh khó khăn của dịch.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra là không thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong bối cảnh chịu thêm các ảnh hưởng từ hạn hán, xâm nhập mặn, dịch khác trên gia súc và gia cầm, trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp nếu tình hình nguồn cung nguyên liệu đầu vào và thị trường xuất khẩu không sớm được cải thiện thì khả năng cầm cự chỉ hết tháng 02/2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương châm“Không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp”. Trong đó, bảo đảm thực hiện nghiêm, đồng bộ, toàn diện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, bảo đảm hiệu quả của từng giải pháp cũng như hiệu quả cộng hưởng của các nhóm giải pháp trong phòng, chống và kiểm soát dịch. Đề cao trách nhiệm và tiến độ xử lý, thực hiện các giải pháp, phải quyết liệt, nhanh, hiệu quả, dự liệu sớm để đi trước một bước diễn biến của dịch.

Rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các quy định, tạo mọi điều kiện để ổn định tâm lý, phòng, chống và kiểm soát dịch hiệu quả; kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch gây ra trong thời gian xảy ra dịch, duy trì sản xuất và tiêu dùng; khôi phục sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng sau khi dịch kết thúc. Đồng thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng kép/cộng hưởng từ dịch do virus Corona và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, tác động của thiên nhiên.

Trong bối cảnh khó khăn của dịch, cần ưu tiên triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đề ra tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020; Công điện số 121/CĐ-CP ngày 23/01/2020 và Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết hợp nhuần nhuyễn 3 nhiệm vụ: tổ chức chống dịch; thông tin, tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng tình hình dịch để trục lợi; ổn định tâm lý, củng cố niềm tin, tạo đồng thuận xã hội trong việc chung tay tham gia phòng, chống dịch. Đồng thời, tích cực phấn đấu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ, trong đó các Cơ quan cần hết sức chủ động, rà soát, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, lựa chọn các nhiệm vụ trọng yếu cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Vượt qua thử thách để hoàn thành nhiệm vụ năm 2020

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với các biện pháp mạnh, cụ thể, hiệu quả, tình hình dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chỉ lo chống dịch mà không lo phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội thì không thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì nhiệm vụ năm 2020 được giao rất nặng nề. Đặc biệt, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tốt nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng ta phải chống cả 2 loại virus, là virus Corona và “virus trì trệ”, không chịu làm việc, lấy lý do dịch bệnh nên không hành động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, chúng ta không được đổ lỗi cho khách quan, không chịu triển khai những biện pháp mới, không chịu tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh, làm sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân.

Thủ tướng đặt vấn đề, làm sao tái cơ cấu nền kinh tế, giảm chi phí và những chính sách nào thúc đẩy phát triển, thúc đẩy giải ngân, chính sách giảm phí, lệ phí và dịch vụ khác, làm sao giảm lãi suất và chuyển đổi thị trường. Đây là một thử thách mà chúng ta phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ năm 2020. Nếu chỉ với cách làm bình thường tăng trưởng sụt giảm, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác, do vậy, phải phấn đấu cao hơn nữa, với giải pháp cụ thể hơn nữa, kịp thời hơn nữa, thích ứng tốt hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh./.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cung cấp năng lượng cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội

Sau 15 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW, ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể đề ra.

Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện.

Công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hóa dầu phát triển mạnh; sản lượng khai thác dầu khí tăng cao, hình thành được một số cơ sở lọc hóa dầu quy mô lớn. Đã đầu tư xây dựng nhiều dự án mỏ than có công suất lớn; sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thủy điện phát triển nhanh, gần đây điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo. Tiêu thụ năng lượng gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa...

Tuy vậy, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi.

Công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên năng lượng còn một số hạn chế. Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp. Cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ. Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hóa cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế...

Chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động trong một số lĩnh vực còn thấp. Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội...

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia

Nghị quyết đưa ra mục tiêu tổng quát: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngành năng lượng phát triển hài hòa giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

Nghị quyết tập trung vào các mục tiêu cụ thể như: Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175-195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320-350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỷ KWh.

Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105-115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160-190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420-460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375-410 kgOE/1.000 USD GDP.

Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN. Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045.

Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045. Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

Tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết xác định: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học-công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Nghị quyết cũng đã đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cho định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm: Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững; Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả; Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng.

Cùng với đó, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng; đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.

Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong phát triển ngành năng lượng./.

(TTXVN/Vietnam+)
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Tiềm ẩn rủi ro trong cung ứng điện

Chỉ 15 dự án đạt tiến độ
Theo Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực (BCĐ), với 62 dự án nguồn điện lớn có công suất trên 200MW thì chỉ 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ so với tiến độ nêu trong quy hoạch điện VII điều chỉnh. Với các công trình lưới điện đã khởi công 196 công trình và đã hoàn thành đóng điện 192 công trình lưới điện 110 - 500kV.

Điện mặt trời là một trong những giải pháp để bảo đảm nguồn cung điện 
 
Lãnh đạo Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong trong thực hiện các dự án đầu tư. Cụ thể, ngoài những bất cập về thủ tục đầu tư thì điển hình nhất vẫn là những khó khăn về GPMB... Trong đó, một số công trình vướng mắc GPMB kéo dài như: Đường dây 220kV đấu nối sau các trạm 500kV Phố Nối, Việt Trì, Lưu Xá; TBA 220kV Nghĩa Lộ và đường dây 220kV Nghĩa Lộ - 500kV Việt Trì, 220kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ, Nha Trang – Tháp Chàm...
Đặc biệt, một số công trình trọng điểm đồng bộ nguồn điện BOT bị chậm tiến độ (đường dây 500kV đấu nối các Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2, Vân Phong 1, Hải Dương). Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, làm ảnh hưởng đến công tác xác định nguồn gốc đất, gây tranh chấp khiếu kiện kéo dài. Đơn giá bồi thường còn bất cập, đặc biệt đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh. Không có quy định đối với diện tích đất mượn tạm thi công, dẫn tới người dân có những đòi hỏi chi phí đền bù vô lý...
 
Đồng bộ nhiều giải pháp
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch huy động nguồn điện cập nhật so với kế hoạch đầu năm cũng chỉ rõ, sản lượng các nhà máy thủy điện sẽ giảm khoảng 2,67 tỷ kWh trong năm 2020. EVN dự kiến sẽ phải tăng sản lượng điện phát từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng trên 1,9 tỷ kWh và từ các nhà máy nhiệt điện dầu khoảng trên 1,2 tỷ kWh.
Ngoài ra, EVN phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp như: Bố trí lịch bảo dưỡng các tổ máy hợp lý, hoàn thành công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy nhiệt điện bảo đảm tính khả dụng cao nhất trong mùa khô và cả năm 2020.
Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước cho phát điện và cấp nước hạ du; yêu cầu các đơn vị chủ động trong việc cung cấp, nhập khẩu than cho phát điện; giao công ty nguồn điện đấu thầu nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để bổ sung cho phát điện.
Giai đoạn 2021 - 2025, để bảo đảm cung ứng đủ điện, hạn chế tối đa việc vận hành các nhà máy nhiệt điện dầu có giá thành cao để phát điện, EVN đề xuất Nhà máy điện Hiệp Phước chuyển đổi nhiên liệu, sử dụng khí LNG và bổ sung quy hoạch dự án nâng công suất nhà máy lên 1.125MW.
EVN cũng sẽ báo cáo Chính phủ xin được đẩy nhanh, tăng công suất nhập khẩu điện từ các nước lân cận, tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời với mục tiêu đạt tổng công suất lắp đặt đến năm 2025 khoảng 14.500MWp điện mặt trời, 6.000MW điện gió.
Trước tiềm ẩn rủi ro về tình hình cung ứng điện, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN Nguyễn Hoàng Anh đã yêu cầu EVN đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nguồn điện, sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công các dự án nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2025. Đồng thời, chú trọng phát triển kịp thời các trạm biến áp, đường dây truyền tải để giải tỏa công suất, nhất là các nguồn năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn vốn và phát triển vốn Nhà nước tại EVN.
“Phải bảo đảm hoạt động của EVN không chỉ tăng trưởng về doanh thu mà còn cả về chất lượng điện năng, không chỉ năm 2020 mà cả những năm tiếp theo; chú trọng hơn nữa đến việc bảo về môi trường, nhất là các vấn đề liên quan đến tro xỉ nhiệt điện...” – ông Hoành Anh nhấn mạnh.
BCĐ đề nghị Bộ Công Thương xem xét phân cấp cho EVN, Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) chủ động thực hiện các bước thiết kế của một số công trình, hoặc hạng mục dự án trong phạm vi thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đối với UBND các tỉnh, thành giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đền bù, GPMB các dự án điện nhất là các đường dây, trạm đấu nối đồng bộ với phát điện nhà máy, các dự án điện cấp bách, các dự án giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo...
Để đáp ứng mục tiêu bảo đảm cung ứng điện năm 2020 và các năm tiếp theo, EVN chỉ đạo các chủ đầu tư các công trình nguồn điện, lưới điện đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào vận hành nhằm tăng cường khả năng cấp điện. Cụ thể, đưa Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng vào vận hành trong quý I/2020; Bảo đảm tiến độ các dự án nguồn điện lớn trong giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Nhiệt điện BOT Duyên Hải 2 (2022), Vân Phong 1 (2023); Sông Hậu 1 (2021); Thái Bình 2 (2022); Long Phú 1 (2023); Nhơn Trạch 3 và 4 (2023 - 2024),...
Kinh tế & Đô thị
 
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

7 QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐIỆN CHO DOANH NGHIỆP

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LUẬT ĐIỆN LỰC NĂM 2004

Luật điện lực Việt Nam được thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI. Đến ngày 20/11/2012, có 25 điều trên tổng số 70 điều của Luật điện lực năm 2004 được Quốc hội khóa XIII sửa đổi bổ sung.

Việc sửa đổi bổ sung chủ yếu liên quan đến các tổ chức, đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn, bán lẻ điện và các đơn vị tư vấn sản xuất, truyền tải, phân phối điện.

Trong tổng số 70 điều của Luật điện lực, có 7 quy định về an toàn điện áp dụng chung cho mọi cá nhân/tổ chức đang sinh sống tại Việt Nam. Các quy định này tập chung ở điều 50, 51, 52, 53, 57, 58, 59 và không nằm trong phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật số 24/2012/QH13.

2. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Điều 50. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

1. Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp.

2. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bao gồm:

a) Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;

b) Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

c) Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.

3. Chính phủ quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.

2. Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.

3. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

4. Cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

5. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.

6. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

7. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thuỷ khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa đó. Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.

8. Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

Điều 52. Bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm

1. Cấm đào hố, chất hàng hoá, đóng cọc, trồng cây, xây dựng nhà ở và các công trình khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

2. Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, trang thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

3. Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.

4. Khi thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ trong phạm vi hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất mười ngày cho đơn vị quản lý công trình lưới điện và phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đường cáp điện ngầm.

Điều 53. Bảo vệ an toàn trạm điện

1. Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các loại cây cao hơn 2 mét trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện; không xâm phạm đường ra vào của trạm.

2. Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.

Điều 57. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

3. Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

4. Các thiết bị điện phải phù hợp với “Tiêu chuẩn Việt Nam – Thiết bị điện hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và “Tiêu chuẩn Việt Nam – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” để chống tai nạn điện giật.

5. Các đường dẫn điện, dây điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây “trung tính làm việc”, trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này.

7. Các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện phải phù hợp với quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn có liên quan.

Điều 58. An toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ

1. Tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị điện dùng trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải phù hợp với công suất thiết kế; dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền cách điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy, nổ.

3. Các trang thiết bị điện phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về điện và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.

5. Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đã được duyệt.

6. Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải bảo đảm các điều kiện về an toàn điện, mỹ quan và không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.

7. Trong mạch điện ba pha bốn dây, áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì và các thiết bị đóng cắt điện khác không được đấu vào dây trung tính.

8. Trong mạch điện một pha hai dây, cầu chì và công tắc phải đấu vào dây pha, không được đấu vào dây trung tính. Khuyến khích lắp đặt áp-tô-mát, cầu dao hai cực để đóng cắt đồng thời cả hai dây.

Điều 59. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp

1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.

2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.

5. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.

3. CÁC VĂN BẢN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN ĐIỆN

Ngoài các nội dung được quy định cụ thể trong Luật điện lực năm 2004, Nhà nước cũng ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy định chi tiết về khoảng cách an toàn phóng điện, điều kiện tồn tại nhà ở trong hành lang bảo vệ lưới điện, các quy định về Huấn luyện an toàn điện…

Với các doanh nghiệp, ngoài các văn bản của Nhà nước còn có thêm các chính sách riêng nhằm cụ thể hóa các nội dung của Luật điện lực. Các chính sách này được thiết kế dựa trên đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cùng hướng đến mục đích nâng cao chất lượng các công trình điện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của đơn vị cũng như của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Nhằm góp phần loại trừ tối đa các nguy cơ tai nạn do điện gây ra, mỗi tổ chức, cá nhân cần tự trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến an toàn điện. Tuyệt đối không tham gia trực tiếp vào việc vận hành, sửa chữa các thiết bị điện nếu không có chuyên môn cơ – điện cũng như chưa được tham gia các khóa học phòng tránh tai nạn do điện gây ra.

4. Đảm bảo an toàn điện trong sản xuất

Điện là loại năng lượng quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống, sản xuất, kinh doanh. Do đó an toàn điện trong sản xuất phải là vấn đề được đặt lên hàng đầu và thường xuyên phải tiến hành kiểm tra, giám sát.

Để thực hiện an toàn điện trong sản xuất thì ngay khi tiến hành lắp đặt hệ thống điện, chủ cơ sở sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý vận hành, cách thức bố trí mạng lưới điện an toàn. Đồng thời,  người lao động/ người trực tiếp sử dụng điện phải tuyệt đổi tuân thủ các nguyên tắc về dùng điện an toàn. Đó là:

  • Đối với nhân viên phụ trách chuyên môn: nắm rõ kỹ thuật vận hành , các thiết bị , sơ đồ điện và những vị trí , bộ phận có thể nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình sản xuất. Đồng thời phải có kiến thức và khả năng vận dụng các quy định về an toàn kỹ thuật điện; biết xử lý tình huống tai nạn điện một cách tỉnh táo, phù hợp và thực hiện cấp cứu người bị điện giật.
  • Đối với người lao động: Khi tiến hành sửa chữa thiết bị lắp đặt trên cao hoặc trong phòng kín bắt buộc phải có ít nhất 2 người , đảm bảo nguyên tắc an toàn khi 1 người làm việc, 1 người theo dõi, chỉ huy toàn bộ công việc.
  • Đối với doanh nghiệp: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thực hiện rà soát toàn bộ mạng lưới nhưng phải tuân thủ đúng các quy tắc an toàn về điện

- Khi sử dụng phải lựa chọn đúng điện áp và thực hiện nối đất.

- Người lao động bắt buộc phải sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ chuyên dùng làm việc với các thiết bị điện

- Thực hiện kiểm tra thường xuyên đổi với các thiết bị điện, đảm bảo luôn có vật liệu cách điện phù hợp.

Trên cơ sở các quy tắc trên, người lao động cần có những biện pháp về kỹ thuật để hạn chế tối đa rủi ro từ nguồn điện. Quan trọng nhất là kiểm tra tình trạng cách điện giữa pha và vỏ, cách điện giữa các pha với nhau và đảm bảo trị số điện trở cách điện cho phép.

Thực hiện đóng/ ngắt an toàn và thiết lập hành lang an toàn. Đồng thời, phải lắp đặt hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm công khai, tầm nhìn thuận lợi, dễ quan sát. Khi tiến hành đóng mở cầu dao phải đi ủng cách điện, đảm bảo tay khô ráo, tránh tình trạng bị điện giật khi tay ra mồ hôi, dính nước .

Để biết thêm những thông tin về Dây & Cáp điện GOLDCUP, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Định hướng phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2030

Cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
 
Sau 15 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW, ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Điện lực Việt Nam và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, ngành năng lượng nói chung và ngành Điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể đề ra. 
 
Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hóa dầu phát triển mạnh; sản lượng khai thác dầu khí tăng cao, hình thành được một số cơ sở lọc hóa dầu quy mô lớn. Đã đầu tư xây dựng nhiều dự án mỏ than có công suất lớn; sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thủy điện phát triển nhanh, gần đây điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo. Tiêu thụ năng lượng gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa... 
 
Tuy vậy, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên năng lượng còn một số hạn chế. Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp. 
 
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ. Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hóa cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế... Chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động trong một số lĩnh vực còn thấp. Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội...
 
Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia
 
Nghị quyết đưa ra mục tiêu tổng quát: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành năng lượng phát triển hài hòa giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.
 
Nghị quyết tập trung vào các mục tiêu cụ thể như: Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỉ KWh.
 
Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160 - 190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420 - 460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375 - 410 kgOE/1.000 USD GDP.
 
Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN. Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045. 
 
Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045. Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.
 
Tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết xác định đảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.
 
10 giải pháp, nhiệm vụ
 
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Bộ Chính trị đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp.
 
Một là phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững. Trong đó, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác tại các khu vực tiềm năng; Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch.
 
Hai là phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, cần xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam cho giai đoạn mới.
 
Ba là cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
 
Bốn là phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng. Theo đó, có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực…
 
Năm là cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.Bộ Chính trị yêu cầu rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án năng lượng quan trọng. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xoá bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước.
 
Sáu là đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.
 
Bảy là phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.
 
Tám là đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.
 
Chín là thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
 
Mười là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng.
Tin ngành điện
 
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Bộ Chính trị: Kiên quyết loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo nhận định của Bộ Chính trị, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế khi mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi.

Ngoài ra, một số dự án năng lượng do doanh nghiệp nhà nước đầu tư còn thua lỗ; một số dự án năng lượng đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều khả năng mất vốn. Công tác bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, gây bức xúc xã hội.

Dự án điện mặt trời lớn nhất ở Ninh Thuận

Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển năng lượng

Từ thực tế đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bộ Chính trị khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

Cùng với đó, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch.

Bộ Chính trị cũng chỉ đạo chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ sản xuất được phần lớn các thiết bị năng lượng.

Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường cũng được Bộ Chính trị quán triệt và nhấn mạnh đây phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội.

Đồng thời, tăng cường kiểm toán năng lượng; xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, góp phần thúc đẩy năng suất lao động và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN

Mục tiêu tổng quát được Bộ Chính trị đưa ra là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Bộ Chính trị đặt mục tiêu xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN. 

Trong đó, mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030; Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045;

Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Một mục tiêu khác được Bộ Chính trị đặt ra là các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng; Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

Cùng với đó, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

Đến năm 2045, phải bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

10 nhiệm vụ, giải pháp

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Bộ Chính trị đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp.

Một là phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.

Một trong nhiều nhiệm vụ được Bộ Chính trị đề ra là xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo

Trong đó, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác tại các khu vực tiềm năng; Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch.

Hai là phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, cần xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam cho giai đoạn mới.

Ba là cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

Bốn là phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng

Theo đó, có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực…

Năm là cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng.

Bộ Chính trị yêu cầu rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số dự án năng lượng quan trọng. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước.

Sáu là đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bảy là phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.

Tám là đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.

Chín là thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Mười là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng.

Báo mới

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 1.000 tỷ USD trong năm nay

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 9/3 cảnh báo dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mà còn có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD trong năm nay.

Chú thích ảnh

Hàng hóa được xếp tại cảng ở Corringham, phía Tây thủ đô London, Anh

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), báo cáo của UNCTAD nêu rõ dịch COVID-19 sẽ đẩy một số quốc gia rơi vào suy thoái, đồng thời làm chậm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 110.000 người nhiễm bệnh và hơn 4.000 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Dự báo việc bùng phát dịch bệnh này có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp dưới mức 2,5% và đây thường được cho là ngưỡng suy thoái đối với nền kinh tế thế giới.

Giá dầu lao dốc, việc mất đi niềm tin của người tiêu dùng và giới đầu tư, cùng nhu cầu giảm chậm trên toàn cầu, cũng như nợ công tăng dần và tâm lý lo ngại lan rộng trên khắp các thị trường chỉ là một số trong rất nhiều yếu tố phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

UNCTAD cảnh báo thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng "không trả nợ được" trên diện rộng và không loại trừ khả năng việc các tài sản trượt giá đột ngột sẽ "đặt dấu chấm hết đối với giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ này".     

Phát biểu tại buổi công bố báo cáo nói trên ở Geneva (Thụy Sĩ) trong bối cảnh các thị trường tài chính thế giới "lao đao" do những quan ngại về việc gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và sự bất ổn của giá dầu, ông Richard Kozul-Wright, Giám đốc Bộ phận chiến lược phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD nêu rõ Bộ phận này ước tính nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc dưới 2% trong năm 2020. Nếu xảy ra kịch bản xấu nhất với việc nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 0,5% thì GDP toàn cầu có thể mất tới 2.000 tỷ USD. 

Theo ông Kozul-Wright, rất khó để có thể dự doán phản ứng của các thị trường tài chính quốc tế trước các tác động của dịch COVID-19 và hiện tại mức độ lo ngại về vấn đề y tế là rất nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh để làm giảm những lo ngại này, chính phủ các nước cần phải đầu tư ngăn chặn tình trạng hỗn loạn, bởi hỗn loạn thậm chí còn gây thiệt hại hơn so với dịch COVID-19 có thể kéo dài đến hết năm nay.

TTXVN

KINH TẾ XÃ HỘI

Liên hệ

Với chúng tôi

HOTLINE

Liên hệ đặt hàng, hoặc gặp vấn đề về sản phẩm. Hãy gọi cho chúng tôi

HOTLINE

Chăm sóc khách hàng

0973.318.335

maincontent

ĐỐI TÁC

Chúng tôi đã và đang hợp tác cùng

maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
logo

Công ty Cổ phần Đông Giang

(Thành viên của Ngọc Khánh Group)

GPKD số 0900220897 do Sở KH và ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 19/12/2003

GĐ/Sở hữu website Vũ Quang Khánh

logoSaleNoti

Địa Chỉ Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối A - Xã Trưng Trắc - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

VPGD: Tầng 8, Toà nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0243.827.1389 / 0973.318.335

Email: pkd.goldcup@donggiang.vn

Website: goldcup.com.vn - ngockhanh.vn