Trong thời gian gần đây khi đi trên các tuyến đường, nhất là nội thành TP.HCM, người ta ít còn gặp hình ảnh chằng chịt như mạng nhện của hệ thống dây cáp.
Thay vào đó là 1 không gian thông thoáng góp phần tạo nên mỹ quan cho các tuyến đường khu vực nội ô. Theo kế hoạch được thành phố đề ra, mỗi năm sẽ có khoảng 150km lưới điện trung thế và 250km lưới điện hạ thế trên địa bàn thành phố được ngầm hóa cùng với dây cáp thông tin.
Dự kiến đến năm 2020, khu vực trung tâm thành phố không còn cảnh những bó cáp thông tin chằng chịt, dây điện nhùng nhằng treo lơ lửng trên đường phố như trước đây. Thời gian từ nay đến năm 2020 chỉ còn khoảng 2 năm nữa, liệu rằng công tác ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP có đạt được kế hoạch đề ra hay không, đó là nội dung được phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Khanh - Phó giám đốc ban quản lý dự án lưới điện phân phối TP.HCM.
Ông Nguyễn Ngọc Khanh - Phó giám đốc ban quản lý dự án lưới điện phân phối TPHCM
VOH: Đến thời điểm này, ông cho biết ngành điện lực TP đã ngầm hóa được bao nhiêu tuyến đường (đạt bao nhiêu phần trăm) so với kế hoạch đã đề ra?
Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Giai đoạn 2011-2015: Khoảng 74 tuyến đường (Tính theo cung đoạn).
+ Khối lượng thực hiện: Hoàn thành 75 dự án với khối lượng 262 km lưới điện trung thế, 428 km lưới điện hạ thế (giá trị 2.050 tỷ đồng), so với kế hoạch: lưới trung thế đạt 66% (262/400km), hạ thế đạt 86% (428/500km).
+ Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn Thành phố cuối năm 2015 là 32%; riêng khu vực trung tâm Quận 1, Quận 3 đạt gần 90%.
+ Tỷ lệ ngầm hóa lưới hạ thế toàn Thành phố là 12%.
Giai đoạn 2016-2020:
+ Kế hoạch: thực hiện hoàn tất 650 km lưới điện trung thế, 1.150 km lưới điện hạ thế. Đến năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn Tổng công ty đạt tỷ lệ trên 35%, khu vực các quận nội thành đạt trên 50%, riêng khu vực quận 1 và quận 3 đạt 100%.
+ Kế hoạch phấn đấu: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế khu vực nội thành (không bao gồm các huyện ngoại thành: Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh) đạt trên 60%, riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 đạt 100%; tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế (không tính ngõ hẻm chưa quy hoạch ổn định) đạt trên 46%, riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 đạt trên 90%.
* Phân kỳ giai đoạn 2016-2017:
+ Trong năm 2016, đã thực hiện hoàn tất 44 dự án ngầm hóa (với khối lượng 203 km trung thế; 333 km hạ thế).
+ Trong năm 2017: đến tháng 6/2017, hoàn tất 16 dự án ngầm hóa với khối lượng là 82,7km trung thế; 147,9km hạ thế.
+ Khối lượng thực hiện còn lại trong năm 2017 bao gồm:
Đối với 34 dự án ngầm hóa khởi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2017, với khối lượng 149,3km trung thế và 287km hạ thế: (01 công trình thuộc Công ty Điện lực Gia Định).
Phần Ban ALĐPP đã khởi công 33/33 công trình sẽ hoàn thành vào Quý 1, 2 năm 2018.
Đối với 27 dự án khởi công 2017 – hoàn thành năm 2018 (với khối lượng ngầm hóa 78 km trung thế, 207 km hạ thế), Ban ALĐPP đã khởi công 05 dự án và sẽ khởi công 18 công trình cuối tháng 12 năm 2017 và sẽ hoàn thành năm 2018. Còn 04 dự án sẽ chuyển tiếp khởi công 2018 (vì các lý do khách quan).
VOH: Với tiến độ này thì theo ông ngành điện có đạt được kế hoạch đề ra?
Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Đánh giá tình hình thực hiện tại thời điểm này có hơi chậm so với kế hoạch Tổng công ty đề ra. Ban ALĐPP sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ và đồng thời cố gắng triển khai sớm kế hoạch 2018-2020.
*Phân kỳ giai đoạn 2018-2020:
Kế hoạch đăng ký khởi công mới (tại văn bản số 3235/EVNHCMC-KH ngày 21/7/2017 gửi Ban chỉ đạo ngầm hóa): 57 công trình với khối lượng 330 km trung thế, 432 km hạ thế.
Khối lượng ước thực hiện giai đoạn 2018-2020:
Hoàn tất 268 km trung thế, 480 km hạ thế.
Phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế (không bao gồm các huyện ngoại thành: Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh) dự kiến đạt khoảng 62% (cao hơn chỉ tiêu đề ra tại Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-CTrHĐ/TU của Thành Ủy là 55%), riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 đạt 100%.
Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế (không tính ngõ hẻm) dự kiến đạt khoảng 46% (cao hơn chỉ tiêu đề ra tại Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND là 45%); riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 có tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế (không tính ngõ hẻm chưa quy hoạch ổn định) đạt trên 90%.
VOH: Trong quá trình triển khai ngầm hóa thời gian qua gặp khó khăn lớn nhất là gì?
Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Công tác tham vấn cộng đồng: Việc tham vấn cộng đồng được thực hiện nhiều lần do nhiều trường hợp người dân không đồng ý cho thi công lắp đặt thiết bị (tủ RMU, trạm biến áp, tủ hạ thế), phải phối hợp với các Đơn vị liên quan để xử lý, giải quyết nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ các công trình. Hiện nay, Ban ALĐPP và các Công ty Điện lực phối hợp với địa phương để đẩy mạnh công tác tham vấn cộng đồng ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế nhằm tạo sự đồng thuận, qua đó ghi nhận đầy đủ các ý kiến của người dân, doanh nghiệp trong phạm vi thực hiện các dự án để có giải pháp thực hiện cụ thể, và thực hiện công tác giám sát cộng đồng đối với chất lượng thi công công trình trong quá trình thực hiện,… nhằm tạo sự đồng thuận, thông hiểu và ủng hộ của người dân, đồng thời phối hợp các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật để hạn chế tối đa các trở ngại phát sinh trong quá trình thi công các dự án ngầm hóa.
Tiến độ thi công các công trình phụ thuộc nhiều vào thời tiết mưa thường xuyên như hiện nay.
Công tác thỏa thuận hướng tuyến, thỏa hiệp với các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng khác liên quan đến dự án còn nhiều khó khăn, chậm trong việc phối hợp cũng ảnh hưởng nhiều đến việc triễn khai các công trình.
Tuy nhiên, Thành phố đã ban hành Quyết định số 6093/QĐ-UBND và Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 về Kiện toàn Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn thành phố để nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo; trong đó có Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn TP.HCM – quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên sở ban ngành để chỉ đạo phối hợp thực hiện các công trình ngầm hóa lưới điện và dây thông tin. Hoạt động theo quy chế của Ban Chỉ đạo trong gần 2 năm qua được duy trì thường xuyên, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vướng mắc, đảm bảo tiến độ các công trình.
VOH: Sự phối hợp của các đơn vị có hệ thống cáp khác như: viễn thông, truyền hình cáp…ra sao?
Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Giai đoạn đầu còn nhiều vướng mắc trong việc triển khai đồng bộ với các đơn vị chủ đầu tư viễn thông. Nhưng đến nay, Tổng công ty Điện lực TP.HCM và các đơn vị đầu tư hạ tầng ngầm viễn thông đã cùng nhau xây dựng hoàn tất quy chế phối hợp và tổ chức công tác đấu thầu chung để lựa chọn chung một nhà thầu thi công đào, tái lập mương cáp và nhà thầu giám sát để phục vụ cho công tác ngầm hóa lưới điện và dây thông tin. Việc thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin thời gian qua đã được tổ chức thi công đồng bộ, nhịp nhàng, không còn để xảy ra tình trạng đào – tái lập đường nhiều lần làm ảnh hưởng đến giao thông và bớt phiền hà cho người dân Thành phố.
Về sự phối hợp của các Sở, Ngành và sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố: Tổng công ty đã phối hợp ngày càng chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành thành phố, các quận, huyện và các đơn vị quản lý dây thông tin trong quá trình thực hiện các dự án ngầm hóa. Định kỳ hàng tháng, theo phân công, Tổng công ty tổ chức họp thường kỳ Ban chỉ đạo ngầm hóa Thành phố với sự tham gia của đại diện các Sở ngành chức năng, các chủ đầu tư mương cáp viễn thông, các Công ty Điện lực, nhằm phối hợp rà soát tiến độ chi tiết các công trình ngầm hóa và thống nhất phối hợp giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình phối hợp thực hiện.
VOH: Trong quá trình triển khai ngầm hóa lưới điện có ảnh hưởng gì đến tình hình cung ứng điện cho TP không?
Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Khi triển khai thi công các công trình ngầm hóa thì cũng có ảnh hưởng một ít đến tình hình cung cấp điện. Tuy nhiên, chủ trương Tổng công ty Điện lực TPHCM đề ra các giải pháp thi công các công trình không để mất điện và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, cụ thể: Giải pháp thi công công tác bằng hotline; giải pháp phân đoạn, cô lập và chuyển tải nhằm vẫn đáp ứng việc cung cấp điện trong quá trình thi công; Sử dụng các nguồn cấp điện lưu động như máy biến thế lưu động, máy phát điện lưu động để cấp điện trong quá trình thi công.
VOH: Một trong những vấn đề được người dân quan tâm, là công tác tái lập mặt đường sau khi ngầm hóa cáp đã được Tổng công ty thực hiện ra sao?
Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Tổng công ty Điện lực TPHCM đặc biệt rất quan tâm đến chất lượng công tác đào tái lập mặt đường. Lập kế hoạch phối hợp Ban ALĐPP kiểm tra thường xuyên, đột xuất các công trình đang thi công đồng thời Tổng công ty Điện lực TPHCM đang thực hiện công tác giám sát online để theo dõi chặt chẽ công tác giám sát. Có đề ra các biện pháp chế tài phạt hợp đồng đối với các đơn vị thi công đào đường còn chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn, vệ sinh công trường,... trong quá trình thi công: để công trường mất vệ sinh, chưa tái lập hoàn tất mặt đường vào buổi sáng gây trở ngại cho lưu thông và lối ra vào của người dân.
Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực TPHCM thực hiện nghiêm việc phối hợp các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật các Khu QLGTĐT, Sở Giao thông Vật tải kiểm soát chất lượng thi công và thực hiện bàn giao mặt bằng cho các đơn vị quản lý chuyên Ngành ngay sau khi công trình được nghiệm thu theo hướng dẫn tại Quyết định 09/2014/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 của UBND TPHCM Quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết hạ tần giao thông đường bộ trên địa bàn TPHCM.
VOH: Xin cám ơn ông.
Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng ngầm hóa đã đạt trên 60% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn bộ khu vực trung tâm quận 1, quận 3 sẽ ngầm hóa 100%; các khu vực khác gần trung tâm thành phố, lưới điện ngầm hóa cũng sẽ đạt trên 50%”. Bên cạnh việc ngầm hóa ở các tuyến đường chính khu vực trung tâm thành phố, tổng công ty điện lực TP cho biết trong năm 2018 sẽ tập trung ngầm hóa lưới điện kết hợp dây thông tin tại 29 tuyến hẻm khác ở khu vực trung tâm thành phố. |
Theo radio.voh.com
Tin liên quan
Với chúng tôi
Liên hệ đặt hàng, hoặc gặp vấn đề về sản phẩm. Hãy gọi cho chúng tôi
Chúng tôi đã và đang hợp tác cùng
Công ty Cổ phần Đông Giang
(Thành viên của Ngọc Khánh Group)
GPKD số 0900220897 do Sở KH và ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 19/12/2003
GĐ/Sở hữu website Vũ Quang Khánh
Địa Chỉ Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối A - Xã Trưng Trắc - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên
VPGD: Tầng 8, Toà nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0243.827.1389 / 0973.318.335
Email: pkd.goldcup@donggiang.vn
Website: goldcup.com.vn - ngockhanh.vn